Cách ăn kiwi siêu bổ dưỡng nhiều người chưa biết
Bạn có thể thấy bất ngờ khi biết rằng vỏ kiwi có thể ăn được và nó thực sự tốt. Lớp vỏ màu nâu nhạt đó chứa đầy chất dinh dưỡng.
Lợi ích khi ăn kiwi
Bình thường bạn ăn trái kiwi như thế nào? Bạn sẽ gọt vỏ và ăn phần thịt bên trong hay dùng thìa múc và dùng lớp vỏ mỏng màu nâu làm thành chiếc cốc nhỏ.
Nhưng bạn có biết rằng mọi bộ phận của quả kiwi đều có thể ăn được? Thực tế, bạn có thể ăn kiwi với cả vỏ giống như khi ăn một trái táo. Nó thực sự rất tốt.
Tại sao nên ăn vỏ kiwi?
Vỏ kiwi cũng rất giàu dinh dưỡng. (Ảnh: C.K).
Bản thân quả kiwi có tất cả các loại lợi ích sức khỏe nên nó được mệnh danh là siêu trái cây và lớp vỏ chỉ bổ sung thêm những lợi ích đó.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Gillian Culbertson, Trung tâm Y tế Cleveland, có khoảng 60 loại quả kiwi và tất cả chúng đều có vỏ ăn được. Phổ biến nhất là quả màu xanh và vàng.
Giàu chất xơ
Theo Culbertson, kiwi vốn là một nguồn chất xơ dồi dào, nhưng nếu bạn ăn cả vỏ, bạn sẽ còn nhận được nhiều chất xơ hơn.
Ăn kiwi cả vỏ sẽ tăng hàm lượng chất xơ lên tới 50% so với khi bạn ăn nó bỏ vỏ. Một quả kiwi xanh còn vỏ có 3,5 gram chất xơ, trong khi một quả kiwi vàng còn vỏ có khoảng 3 gram chất xơ.
Giàu chất chống oxy hóa
Vỏ kiwi chứa đầy chất chống oxy hóa. Nó có lượng chất chống oxy hóa cao gấp 3 lần so với chính trái cây. Chất chống oxy hóa giúp cơ thể bạn chống lại các gốc tự do, sự mất kiểm soát của các gốc tự do có thể dẫn đến tổn thương tế bào và gây ra các dấu hiệu lão hóa và bệnh tật.
Chất chống oxy hóa trong vỏ kiwi bao gồm:
- Vitamin E: Ăn quả kiwi vàng cả vỏ làm tăng hàm lượng vitamin E lên 32%. Culbertson giải thích: "Vitamin E cũng tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp cơ thể bạn chống lại các vấn đề nhiễm trùng".
- Vitamin C: Đây là một chất tăng cường miễn dịch khác và lượng vitamin C bạn nhận được từ vỏ kiwi phụ thuộc vào loại kiwi bạn đang ăn. Một nghiên cứu cho thấy có nhiều vitamin C trong kiwi vàng (161 miligram) so với kiwi xanh dao động từ 85 miligram đến 150 miligram vitamin C. Dù thế nào đi nữa, ăn vỏ kiwi sẽ làm tăng lượng vitamin C của bạn.
- Polyphenol: Những chất chống oxy hóa mạnh mẽ này giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể bạn. Kiwi nói chung là nguồn cung cấp polyphenol dồi dào, nhưng 30% đến từ vỏ.
Nguồn folate tốt
Vỏ của quả kiwi vàng làm tăng lượng folate của bạn lên 34%. Folate hay còn gọi là vitamin B9 giúp cơ thể bạn biến carbohydrate thành nhiên liệu (glucose) để tạo ra năng lượng.
Culbertson nói: "Nó rất quan trọng đối với gan, da, tóc và mắt của bạn, đồng thời nó giúp giữ cho hệ thần kinh của bạn hoạt động bình thường. Chất này đặc biệt quan trọng với những phụ nữ mang thai vì thiếu hụt folate có thể dẫn đến các biến chứng như dị tật bẩm sinh và thiếu máu".
Nếu bạn có tiền sử sỏi thận, hãy tránh xa vỏ kiwi.
Ai không nên ăn vỏ kiwi?
Nếu bạn có tiền sử sỏi thận, hãy tránh xa vỏ kiwi. Culbertson cho biết: "Chúng chứa nhiều oxalate, có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận ở những người có tiền sử bệnh này".
Oxalate là chất tự nhiên được tìm thấy trong một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm rau bina, các loại hạt và kiwi. Chúng không có nhiều chức năng trong cơ thể và thải ra ngoài qua nước tiểu nhưng một số người nhạy cảm hơn với oxalate.
Culbertson giải thích: "Chúng có thể trộn lẫn với canxi trong cơ thể bạn, từ đó có thể hình thành các tinh thể oxalate trong thận và khớp của bạn. Điều này có thể dẫn đến sỏi thận hoặc bệnh gút".
Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ khuyến cáo những người dễ bị sỏi thận nên tránh ăn thực phẩm giàu oxalate.
Vỏ của quả kiwi vàng không có những sợi lông thô như kiwi xanh. Vì vậy bạn có thể dễ dàng ăn cả vỏ. Hoặc khi rửa kiwi, bạn có thể dùng khăn hoặc bàn chải chà nhẹ lớp vỏ để loại bỏ lớp lông này. Hoặc bạn có thể cắt lát nó ra và ăn hay làm sinh tố kiwi cả vỏ.
Và cho dù bạn chọn cách ăn kiwi như thế nào đi nữa, cơ thể cũng sẽ biết ơn vì bạn đã ăn cả vỏ kiwi.

Lưu ý khi sử dụng dầu hào để tránh gây hại sức khỏe lẫn chất lượng món ăn
Nhiều người sẽ rất bất ngờ khi biết rằng mình đang sử dụng loại sốt này sai cách đấy!

Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa "chuẩn"
Chỉ nha khoa giúp vệ sinh các mảng bám trên răng tốt tăm thông thường. Tuy nhiên, sử dụng chỉ nha khoa sai kỹ thuật có thể gây tổn thương răng và nướu.

Top 9 cách ngăn răng bị ố vàng khi uống cà phê
Đối với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu mỗi ngày. Nhưng uống nhiều cà phê khiến bạn có nguy cơ đánh đổi hàm răng trắng sáng do khả năng gây ố vàng của nó.

Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?
Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Top 4 loại thực phẩm là “Vua ăn cắp canxi”, khiến nhiều người ngã nhẹ đã gãy xương
Khi cơ thể già đi và suy giảm chức năng, cần chú ý tới chế độ ăn uống để không gây hại cho sức khỏe.
