Cách ăn uống để phòng bệnh ung thư
Ăn ít thịt nhiều đậu, ít muối nhiều dấm, nêm các gia vị như tỏi, gừng, chanh... giúp phòng ngừa ung thư.
Chế độ ăn uống phòng chống bệnh ung thư
Thầy thuốc ưu tú Phó Đức Mẫn, Chuyên khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho biết bệnh ung thư có thể phòng ngừa được nhờ lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Hàng nghìn năm qua, người xưa cũng nói “Bệnh từ miệng mà vào" (bệnh tùng khẩu nhập). Các nghiên cứu khoa học trên thế giới về phòng tránh ung thư cũng kết luận khoảng 40% bệnh ung thư có thể ngừa được bằng cách không cho các nguồn gây bệnh vào cơ thể, nhất là qua đường ăn uống.
Ảnh minh họa: Health.
Trong 40 năm làm công tác khám chữa bệnh, bác sĩ Mẫn luôn căn dặn bệnh nhân của mình cũng nên thay đổi thói quen ăn uống mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Cụ thể như sau:
- Ăn ít thịt, nhiều đậu: Hãy giảm lượng đạm từ động vật và tăng đạm thực vật. Giảm thịt đỏ từ heo, bò, cừu, thay bằng các loại thịt trắng từ gà, cá, hải sản. Dù sao chất béo trong thịt trắng cũng tốt hơn chất béo từ thịt đỏ.
- Ăn ít muối, nhiều dấm: Không nên ăn mặn bởi đây là nguồn gốc của chứng tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch. Cần hạn chế các thức ăn muối mặn như cá khô, rau củ muối chua, các loại mắm.
- Ăn ít nhai nhiều: Không nên ăn quá no. Thuyết nhà Phật dạy: “Chỉ ăn khi đói, ăn rồi vẫn còn đói, chỉ uống khi khát, uống rồi vẫn còn khát”. Hãy dành 20 phút cho mỗi bữa ăn, mỗi miếng nhai 15-20 lần rồi mới nuốt. Khi nhai nhiều giúp thức ăn được nghiền kỹ, trộn đều với men tiêu hóa trong nước miếng. Như thế thức ăn khi xuống bao tử, ruột non sẽ được tiêu hóa tốt và hấp thu nhiều chất bổ dưỡng.
- Chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp tốt hơn chiên, nướng. Hạn chế dầu mỡ hoặc nướng cháy.
- Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa được khuyên dùng hàng ngày.
- Tăng cường rau trái để bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa, kháng ung thư. Rau trái màu sậm có trữ lượng chất chống oxy hóa cao. Chất xơ trong rau trái giúp làm sạch đường tiêu hóa.
- Tỏi, gừng, chanh là những gia vị tốt, nên bổ sung vào thực phẩm.
- Ưu tiên chất béo lành như dầu oliu, đậu nành, hướng dương… thay cho chất béo từ mỡ động vật.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
