Cách chữa bỏng không để lại sẹo của lính cứu hỏa

Khi vô tình bị bỏng, dù là nhẹ hay nặng chắc hẳn ai cũng muốn tìm ra cách chữa bỏng an toàn, đặc biệt là không để lại sẹo gây mất thẩm mĩ. Có khá nhiều cách trị bỏng hiệu quả, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên học hỏi cách chữa vết bỏng bị phồng rộp của lĩnh cứu hỏa dưới đây.

Độ sâu của vết bỏng

Bỏng được phân loại theo độ sâu thành 3 độ:

Độ I: Bỏng bề mặt

Trường hợp này chỉ lớp ngoài cùng da bị tổn thương làm cho da nơi bị bỏng đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút đây thần kinh bị kích thích. Loại bỏng này thường lành hẳn sau 3 ngày.

Độ II: Bỏng một phần da

Trường hợp này thì lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ một bề mặt màu hồng và cũng rất đau. Nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo hoặc sẹo nhưng không đáng kể. Nhưng tổ chức da sau khi lành vết bỏng có thể đỏ trong một thời gian dài hơn. Nếu bỏng độ II bị nhiễm khuẩn thì lớp da dưới sẽ bị phá hủy và bỏng độ II chuyển thành bỏng độ III.

Cách chữa bỏng không để lại sẹo của lính cứu hỏa
Độ sâu của một vết bỏng nhiều khi không đều nhau vì độ sâu của các vết bỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ hóa chất...

Độ III: Bỏng toàn bộ các lớp da

Toàn bộ các lớp da đều bị tổn thương bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng và mất cảm giác (không đau) và các đầu nút dây thần kinh bị phá hủy. Trong trường hợp bỏng rất nặng toàn bộ các lớp da thì lớp mỡ dưới da cũng có thể bị phá hủy và để lộ phần cơ. Khi bị bỏng toàn bộ các lớp của da thì vết bỏng chỉ được lành dần từ phía bờ các vết bỏng và các vết bỏng rất dễ bị nhiễm khuẩn do vậy thời gian lành vết bỏng thường kéo dài rất lâu.

Độ sâu của một vết bỏng nhiều khi không đều nhau vì độ sâu của các vết bỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ hóa chất... và thời gian mà nhiệt độ hoặc hóa chất tác động lên da. Da có xu hướng giữ nhiệt và quần áo bị đốt cháy thành than làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn, do đó việc sử dụng quá nhiều nước để rửa vết bỏng khi mà vết bỏng vừa mới xảy ra (trong vòng 30 phút khi xảy ra tai nạn) sẽ có tác dụng làm giảm độ sâu của bỏng.

Cách chữa bỏng không để lại sẹo

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên.

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó. Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng. Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất collagen tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thấy đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít.

Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại sẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết bỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường. Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất collagen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vitamin.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguyên nhân gây đau nhức chân sau khi ngủ dậy

Nguyên nhân gây đau nhức chân sau khi ngủ dậy

Đau nhức chân khi thức dậy vào buổi sáng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng công việc và hoạt động trong ngày.

Đăng ngày: 15/04/2021
Đổ mồ hôi để thải độc tố: Sự thật sẽ khiến bạn… ngã ngửa!

Đổ mồ hôi để thải độc tố: Sự thật sẽ khiến bạn… ngã ngửa!

Nhiều người vẫn tin rằng việc đổ mồ hôi là cách để thải độc cơ thể rất tốt, tuy nhiên sự thật mà các chuyên gia tiết lộ sẽ khiến bạn bất ngờ.

Đăng ngày: 14/04/2021
Hướng dẫn toàn diện về thuốc tiểu đường mới

Hướng dẫn toàn diện về thuốc tiểu đường mới

Nhà nội tiết học tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) - Phó Giáo sư Rita Rastogi Kalyani đã đưa ra phương pháp tiếp cận trong hướng dẫn điều trị tiểu đường và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đăng ngày: 14/04/2021
Cổ nhân coi

Cổ nhân coi "đồng tử đôi" là điềm lành, biểu hiện của bậc quân vương: Ngày nay mới biết đây là dị tật nguy hiểm!

Cổ nhân quan niệm, người có hai đồng tử trong mắt sẽ là người mang đến điềm lành cho đất nước.

Đăng ngày: 12/04/2021
Không chỉ ngon, loại quả này còn đánh bay mỡ nội tạng

Không chỉ ngon, loại quả này còn đánh bay mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng ẩn náu gần các cơ quan quan trọng của cơ thể như gan và ruột. Do vị trí đặc biệt, mỡ nội tạng chính là một phần của hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Đăng ngày: 11/04/2021
Xác định yếu tố then chốt liên quan đến tuổi thọ

Xác định yếu tố then chốt liên quan đến tuổi thọ

Tuổi thọ tương quan với độ dài của telomere - là trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể, được xác định chủ yếu bởi di truyền học và tính di truyền.

Đăng ngày: 10/04/2021
Cảm biến dưới da kiểm tra khả năng tiếp nhận thuốc

Cảm biến dưới da kiểm tra khả năng tiếp nhận thuốc

Các chuyên gia tại Ðại học Johannes Gutenberg, Mainz (Ðức) vừa sáng chế thành công một cảm biến dưới da giúp đánh giá mức độ tiếp nhận thuốc ở người bệnh.

Đăng ngày: 09/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News