Cách chúng ta 740 triệu năm ánh sáng là một hố đen vũ trụ hoàn toàn khác biệt

Loại hố đen mới này mở ra rất nhiều tiềm năng nghiên cứu mà con người chưa từng nghĩ đến.

Hố đen vũ trụ vốn là một khái niệm bí ẩn với chúng ta. Dù đã trải qua hàng chục năm nghiên cứu, những gì thu được về hố đen vũ trụ vẫn chỉ như muối bỏ bể so với tiềm năng kiến thức được cung cấp bởi chúng.

Dựa trên vốn kiến thức ít ỏi về hố đen, con người phân nó ra thành 2 loại theo kích cỡ. Một loại là hố cỡ nhỏ, có khối lượng gấp vài chục lần Mặt trời. Loại khác là siêu hố đen, "nặng" gấp hàng triệu, thậm chí hàng tỉ lần so với quả cầu lửa của Thái dương hệ.

Cách chúng ta 740 triệu năm ánh sáng là một hố đen vũ trụ hoàn toàn khác biệt
Mặt trời có khối lượng khổng lồ, nhưng hố đen có thể lớn gấp cả tỉ lần.

Tuy nhiên mới đây, nó tiếp tục khiến cho chúng ta phải ngạc nhiên, khi các nhà khoa học tìm ra bằng chứng về một loại hố đen hoàn toàn khác, với kích cỡ ở khoảng giữa 2 loại. Họ gọi nó là hố đen cỡ trung, và nó cách chúng ta 740 triệu năm ánh sáng.

Cụ thể, hố đen này nằm tại một thiên hà rất rộng lớn. Nhờ vào các vụ nổ tia X phát ra khi hố đen nuốt một ngôi sao, các nhà khoa học mới có thể xác nhận được sự tồn tại của nó.

Trên thực tế, các vụ nổ như vậy thường xuất hiện ở trung tâm thiên hà, nơi có các siêu hố đen tồn tại. Chính vì thế, việc tìm ra hố đen cỡ lớn nằm ở rìa thiên hà thực sự gây ngạc nhiên. Và theo các tính toán, khối lượng của hố đen này gấp khoảng 50.000 lần Mặt trời của chúng ta.

"Chúng tôi tìm thấy nguồn sáng từ một ngôi sao thông qua 2 bức hình từ năm 2005. Nguồn sáng này xanh hơn, và sáng hơn bình thường" - Jay Strader, chuyên gia thiên văn từ ĐH Michigan chia sẻ.

Cách chúng ta 740 triệu năm ánh sáng là một hố đen vũ trụ hoàn toàn khác biệt
Nhờ vụ nổ tia X, các nhà khoa học đã phát hiện ra hố đen tầm trung.

"Bằng cách so sánh các dữ liệu, có vẻ như ngôi sao này đã bị "tấn công" vào khoảng tháng 10/2003 theo giờ của chúng ta, tạo ra các đợt bùng nổ năng lượng vào khoảng 10 năm tiếp sau đó".

Strader và các cộng sự tìm ra các bằng chứng này trong khối dữ liệu do XMM-Newton - tên lửa của Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA mang lại. Tuy nhiên, họ đã không ngờ rằng mình được nhìn thấy cảnh tượng cuối cùng của một ngôi sao, khi nó bị tấn công bởi một hố đen tầm trung. Và với sự tồn tại của hố đen này, chứng tỏ rằng trong vũ trụ còn rất nhiều hố đen với kích cỡ tương tự như vậy.

"Việc có thêm các kiến thức mới sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các hố đen dạng này" - Norbert Schartel, chuyên gia dự án XMM-Newton của ESA cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Thời tiết khắc nghiệt trên các hành tinh ngoài vũ trụ

Thời tiết khắc nghiệt trên các hành tinh ngoài vũ trụ

Mưa thủy tinh, siêu bão hay nhiệt độ thay đổi chóng mặt là ba trong những hiện tượng đặc biệt xảy ra trên các hành tinh ngoài không gian.

Đăng ngày: 22/06/2018
Không GPS, không Google Map - các phi hành gia định vị trong vũ trụ như thế nào?

Không GPS, không Google Map - các phi hành gia định vị trong vũ trụ như thế nào?

Chúng ta đã không còn xa lạ với GPS và Google Map, những công cụ cho ta biết mình đang ở đâu trên bề mặt của Trái Đất, ở tọa độ thế nào. Và tọa độ thì được thể hiện bởi vĩ độ và kinh độ.

Đăng ngày: 22/06/2018
Trump lệnh cho quân đội Mỹ phải thống trị thiên hà

Trump lệnh cho quân đội Mỹ phải thống trị thiên hà

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tạo ra một nhánh quân đội thứ 6 để thống trị không gian vũ trụ, theo báo Anh Daily Star.

Đăng ngày: 20/06/2018
Phát hiện luồng bụi kim cương lấp lánh trong vũ trụ

Phát hiện luồng bụi kim cương lấp lánh trong vũ trụ

Các nhà khoa học vũ trụ đã sử dụng Kính viễn vọng Green Bank ở Tây Virginia để khám sát 14 hệ thống sao sơ sinh, nằm trong Dải Ngân hà, và phát hiện ra một loại ánh sáng lạ.

Đăng ngày: 20/06/2018
Phát hiện ba hành tinh mới hình thành trong thiên hà của chúng ta

Phát hiện ba hành tinh mới hình thành trong thiên hà của chúng ta

Ba hành tinh trẻ này quay quanh một ngôi sao tên là HD 163296, nằm cách chúng ta khoảng 330 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Nhân Mã.

Đăng ngày: 19/06/2018
Tiếp cận nền văn minh ngoài Trái Đất thông qua mạng lưới vệ tinh

Tiếp cận nền văn minh ngoài Trái Đất thông qua mạng lưới vệ tinh

Những đám mây công nghệ nhân tạo trong vũ trụ, tương tự như mạng lưới vệ tinh viễn thông đang bao phủ quanh Trái Đất, rất có thể là dấu ấn của những nền văn minh ngoài Trái Đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News