Cách điều trị đốm xuất huyết

Đốm xuất huyết là các đốm tím hoặc đỏ nhỏ trên da do thương tổn các mao mạch dưới da - mao mạch là đoạn cuối của mạch máu tạo thành một mạng lưới cực nhỏ để đưa oxy từ máu đến các tế bào.

Về cơ bản, đốm xuất huyết là các vết bầm nhỏ. Đốm xuất huyết do gắng sức làm vỡ mao mạch là tình trạng khá phổ biến và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đốm xuất huyết có thể là triệu chứng của vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên đến bác sĩ khám nếu đốm xuất huyết xuất hiện không nguyên do.

Cần lưu ý rằng bạn không thể điều trị đốm xuất huyết tại nhà; cách tốt nhất để điều trị đốm xuất huyết là xử lý nguyên nhân thay vì điều trị bản thân nó.

1. Xác định các nguyên nhân nhỏ. Một nguyên nhân gây đốm xuất huyết đó là tình trạng gắng sức kéo dài. Ví dụ, cơn ho kéo dài hay một trận khóc dữ dội có thể dẫn đến đốm xuất huyết. Đốm xuất huyết cũng có thể xuất hiện khi bạn nôn mửa hoặc gắng sức khi nâng tạ. Đây cũng là triệu chứng thông thường sau khi sinh.

Cách điều trị đốm xuất huyết
Về cơ bản, đốm xuất huyết là các vết bầm nhỏ.

2. Kiểm tra thuốc chữa bệnh. Một số thuốc chữa bệnh có thể là nguyên nhân gây đốm xuất huyết. Ví dụ, thuốc chống đông máu như Warfarin và Heparin có thể gây đốm xuất huyết. Tương tự, các thuốc thuộc nhóm naproxen như Aleve, Anaprox và Naprosyn cũng có thể gây đốm xuất huyết.

  • Một vài thuốc khác có thể gây đốm xuất huyết bao gồm Quinine, Penicillin, Nitrofurantoin, Carbamazepine, Desipramine, Indomethacin và Atropine.
  • Nếu cho rằng một trong các thuốc chữa bệnh là nguyên nhân gây đốm xuất huyết thì bạn nên trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể đánh giá xem bạn có cần dùng loại thuốc đó không hay có thể đổi sang thuốc khác.

3. Kiểm tra các căn bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh truyền nhiễm cũng có thể gây đốm xuất huyết. Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đều có thể gây đốm xuất huyết, ví dụ như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh tinh hồng nhiệt (ban đỏ), viêm họng do liên cầu khuẩn, nhiễm trùng huyết do não mô cầu, cũng như nhiều căn bệnh nhiễm vi sinh vật ít truyền nhiễm khác.

4. Nhận biết các căn bệnh hay tình trạng thiếu hụt khác. Đốm xuất huyết có thể là triệu chứng của các bệnh khác ảnh hưởng đến quá trình đông máu, ví dụ như bệnh bạch cầu ác tính và các căn bệnh ung thư tủy xương khác. Đốm xuất huyết cũng có thể là do thiếu hụt vitamin C (hay bệnh Scorbut) hoặc thiếu hụt vitamin K - hai vitamin cần thiết cho quá trình đông máu hoàn chỉnh. Lưu ý rằng một số phương pháp điều trị bệnh, ví dụ như hóa trị, cũng có thể gây ra đốm xuất huyết.

5. Tiến hành chẩn đoán để phát hiện bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Căn bệnh này gây ra các vấn đề về đông máu, vì nó lấy đi một số tiểu cầu trong máu. Các bác sĩ không biết cơ chế chính xác của bệnh lý này nên dùng thuật ngữ "vô căn" (nghĩa là nguyên nhân chưa được xác định).

Bệnh này có thể gây ra đốm xuất huyết và ban xuất huyết vì tiểu cầu thường hoạt động để nối các vết rách nhỏ trong mạch máu. Khi không đủ lượng tiểu cầu, máu không thể tái tạo mạch máu được hoàn chỉnh, dẫn đến xuất huyết dưới da. Điều này dẫn đến các đốm đỏ nhỏ (đốm xuất huyết) hay các đốm máu lớn (gọi là ban xuất huyết)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý gan dễ mắc phải do ăn uống, vận động thiếu khoa học. Cùng tìm hiểu triệu chứng từng cấp độ, cách điều trị và nên ăn gì, kiêng gì khi mắc phải.

Đăng ngày: 21/07/2019
Những cách tự nhiên chữa móng chân mọc lệch đâm vào da thịt

Những cách tự nhiên chữa móng chân mọc lệch đâm vào da thịt

Móng mọc đâm khóe khá phổ biến, xảy ra khi góc của móng chân mọc lệch và đâm vào da thịt mềm.Tình trạng này gây đau đớn nếu không được xử lý.

Đăng ngày: 21/07/2019
Nước tiểu đục: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Nước tiểu đục: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Màu sắc và mùi của nước tiểu là một công cụ chẩn đoán quan trọng, vì nó có tác dụng như một chỉ báo về tình trạng sức khỏe và có thể chỉ ra sự phát triển hoặc sự hiện diện của bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Đăng ngày: 21/07/2019
Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của viêm khớp dạng thấp (Phần 1)

Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của viêm khớp dạng thấp (Phần 1)

Mọi người hay nghĩ rằng viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp là cùng 1 bệnh. Tuy nhiên, đây là hai căn bệnh hoàn thoàn khác nhau.

Đăng ngày: 21/07/2019
Đau bụng dưới bên trái dấu hiệu bệnh gì?

Đau bụng dưới bên trái dấu hiệu bệnh gì?

Đau bụng dưới bên trái là những dấu hiệu của bệnh gì? Câu hỏi này được khá nhiều người quan tâm đến. Để có lời giải đáp chính xác cho những câu hỏi trên mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan ở bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 21/07/2019
Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối loạn thần kinh tim có chữa được không là câu hỏi không quá khó để trả lời nếu bạn kiểm soát được căng thẳng và kết hợp điều trị đúng cách.

Đăng ngày: 21/07/2019
Nước tiểu vàng cảnh báo điều gì liệu bạn đã biết?

Nước tiểu vàng cảnh báo điều gì liệu bạn đã biết?

Màu sắc của nước tiểu sẽ giúp cho bạn biết được chính xác tình hình sức khỏe của mình, có khỏe mạnh hay gặp phải những vấn đề nào hay không.

Đăng ngày: 21/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News