Cách NASA chọn phi hành gia: Loại 99,9% ứng viên để tìm người xuất chúng, tỷ lệ chọi 1:1500

Tiêu chí NASA đặt ra những năm trước đây, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn gây ra được tiếng vang, nhất là khi Mỹ sắp thực hiện chuyến bay lên mặt trăng vào năm 2024.

NASA vừa đăng tin thông báo: họ đang tìm cách tăng cường đội ngũ phi hành gia hiện đang có 48 người ít ỏi. Việc này là một phần trong kế hoạch mở rộng các sứ mệnh không gian của NASA trong những năm tới. Bạn có tự tin rằng mình đủ yêu cầu ứng tuyển?


Lương tới 98.317 USD/năm (khoảng 2,3 tỷ đồng) đấy, bạn có muốn tham gia không?

Quản trị viên của NASA, ông Jim Bridenstine cho biết : "Chúng tôi đang kỷ niệm năm thứ 20 túc trực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong quỹ đạo thấp của Trái đất, và năm nay chúng tôi sẽ gửi người phụ nữ đầu tiên và người đàn ông tiếp theo lên Mặt trăng vào năm 2024".


Ông Jim Bridenstine.

Cạnh tranh gay gắt

Trước tiên các ứng viên cần có bằng thạc sĩ về khoa học, kỹ thuật hoặc toán học (STEM) hoặc đã theo học lấy bằng STEM trong ít nhất hai năm; nếu bạn là một phi công thử nghiệm phi cơ, con đường trở thành phi hành gia cũng rất rộng mở. Ngoài ra, việc sở hữu bằng cấp về y tế hoặc chứng nhận y tế khoa nắn xương cũng là một lợi thế. Các ứng viên sẽ cần ít nhất hai năm kinh nghiệm chuyên môn; trong trường hợp bạn là phi công thì phải có ít nhất 1.000 giờ bay dưới tư cách cơ trưởng.

Và đây là lần đầu tiên các ứng viên sẽ được yêu cầu hoàn thành bài kiểm tra trực tuyến kéo dài hai giờ. Những bài kiểm tra cực kì khó khăn và mang tính cạnh tranh cao: tháng Một vừa qua, NASA chứng kiến số lượng ứng viên đạt kỷ lục ở mức 18.000 người, tuy nhiên chỉ có 11 người được chọn.

Tỷ lệ đỗ cực thấp của NASA bắt nguồn từ nhiều lý do và cơ quan này có quyền lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong số những người giỏi nhất: trình độ kỹ thuật như phi công, phẩm chất dũng cảm như lính đặc nhiệm, kiên nhẫn như giáo viên và sức bền như một vận động viên leo núi.

Qua vòng tuyển chọn, các ứng viên sẽ phải trải qua chương trình huấn luyện khắc nghiệt để làm quen với tình huống khẩn cấp trong điều kiện thực tế và mô phỏng. Họ cũng sẽ phải đánh giá thể chất thông qua các chuyến bay và dành hàng giờ làm việc dưới nước trong bộ đồ phi hành gia để đạt tới độ phản ứng tức thời mà không cần suy nghĩ.

“Mắc lỗi trong thiết bị mô phỏng là một chuyện. Làm hỏng việc trên một chuyến bay với tốc độ 800 km/h lại là một chuyện khác. Khả năng sống sót của bạn sẽ giảm đi rất nhiều”, cựu phi hành gia Terry Virts, nói.


Các thành viên của Lớp phi hành gia NASA 2017. (NASA / Bill Stafford).

Sơ yếu lý lịch của các phi hành gia này rất xuất sắc: Một trong số họ, Jonny Kim, là một bác sĩ cấp cứu và là cựu chiến binh đã tham chiến trong 100 chiến dịch của Navy SEAL. Anh cũng có bằng toán học và tiến sĩ y khoa từ Harvard.


Jonny Kim - "con nhà người ta" trong truyền thuyết.

Các khóa học sẽ bao gồm các lớp học cách di chuyển trong Vũ trụ tại Phòng thí nghiệm dưới nước của NASA, các lớp điều khiển người máy và hệ thống của Trạm vũ trụ quốc tế. Ngoài ra các ứng viên cũng sẽ được học biết điều khiển máy bay huấn luyện T-38, học tiếng Nga, làm quen với những kiến thức cơ bản tạo dựng nên Artemis - chương trình đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2024 .

Một số ít người đủ đặc quyền sẽ tham gia cùng đội ngũ khoảng 500 phi hành gia từng vào vũ trụ; đây là những bước chuẩn bị đầu tiên cho quá tình tiếp tục gửi các phi hành gia tới ISS trên các tên lửa do Mỹ sản xuất, rồi quay trở lại Mặt trăng và tiến lên sao Hỏa vào những năm 2030.

Được biết, theo như quy định của năm 2018, các phi hành gia mới sẽ nhận mức lương cấp GS-12 bậc 1, tức rơi vào khoảng 63.600 USD/năm (khoảng 1,5 tỷ đồng). Sau vài năm kinh nghiệm họ có thể lên đến GS-13 bậc 3 với mức lương là 98.317 USD/năm (khoảng 2,3 tỷ đồng), theo BI.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News