NASA ấp ủ đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng

NASA có kế hoạch đưa người phụ nữ đầu tiên lên trên Mặt trăng vào năm 2024 và dự án này được đặt tên là Artemis, theo tên nữ thần Mặt trăng của thần thoại Hy Lạp và là em gái sinh đôi của thần Apollo.

Chương trình Apollo của NASA đã được nhiều người biết đến vì đã đưa những người đàn ông đầu tiên đáp lên bề mặt Mặt trăng vào thập niên 60 và 70, nhưng do NASA hiện đang tập trung vào dự án giúp phụ nữ đặt chân lên Mặt trăng, dự án mang tên nữ thần trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Quản trị viên của NASA Jim Bridenstine tiết lộ: "Tôi nghĩ sẽ rất tuyệt nếu 50 năm sau chương trình Apollo, dự án Artemis sẽ tiếp tục mang một người đàn ông và người phụ nữ đầu tiên lên bề mặt Mặt trăng. Tôi có một đứa con gái 11 tuổi và tôi muốn con bé có thể thấy mình trong vai trò là một trong những người phụ nữ tiếp theo đổ bộ lên Mặt trăng".


Nữ phi hành gia Peggy Whitson.

Bridenstine đã thông báo tên mới cho dự án của NASA vào thứ Hai ngày 13/5, sau khi NASA công bố yêu cầu ngân sách mới cập nhật để phóng phi thuyền lên Mặt trăng vào năm 2024. Vào tháng 3/2019, Phó Tổng thống Mike Pence đã thúc giục NASA nên tăng tốc các chương trình liên quan đến mặt trăng và đưa nhóm người đầu tiên lên bề mặt hành tinh này trong vòng 5 năm tới. Kể từ sau yêu cầu này, Bridenstine đã kiên quyết rằng những người đầu tiên trở lại Mặt trăng sẽ là một người đàn ông và một người phụ nữ.

Vào tháng 4 trong hội nghị chuyên đề về không gian vũ trụ Mỹ ở Colorado Springs, Bridenstine phát biểu: "5 năm sau, chúng ta sẽ có người phụ nữ đầu tiên là một người Mỹ trên bề mặt Mặt trăng. Đây là một lời tuyên bố và khoản đầu tư đầy mạo hiểm mà chúng tôi sẽ phải nỗ lực đáp ứng vì NASA".

Hiện nay, dự án Artemis của NASA vẫn còn đang ở trong giai đoạn thai nén. Trong khi NASA đang phát triển một quả tên lửa và khoang tàu vũ trụ chứa phi hành đoàn để đưa con người lên vũ trụ, các phát minh này vẫn chưa thực sự có khả năng chở được bất cứ phi hành gia nào. Hơn nữa, NASA vẫn cần phải hoàn thiện nhiều cấu kiện phần cứng mới, bao gồm robot hạ cánh lên Mặt trăng (lunar lander) mới để giúp dự án được thành công. Ngoài ra, cơ quan không gian này còn cần đến sự phê duyệt của Quốc hội về ngân sách cho chương trình.

Cho đến giờ phút này, chương trình đã có một cái tên hoành tráng, nhưng NASA vẫn còn có cả một chặng đường dài phía trước để thực hiện suôn sẻ sứ mệnh mang tên Artemis.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News