Cách phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

Các nhà khoa học Việt mới đây đã giải trình tự gene để phân biệt sâm Lai Châu và Ngọc Linh nhằm tránh nhầm lẫn, giả mạo.

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis var. vietnamensis) và sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) đều thuộc loài Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis, Araliaceae) với hình dạng và thành phần hóa học tương đồng. Người dùng rất khó để phân biệt.

Các nhà khoa học tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và Đại học Tôn Đức Thắng đã thực hiện nghiên cứu dựa trên 42 mẫu sâm Lai Châu và 12 mẫu sâm Ngọc Linh. Nhóm nghiên cứu đã phát triển phương pháp phân tích bộ chất chuyển hóa không định hướng để phân biệt. Mẫu đại diện của hai loại sâm cũng được phân tích bằng phương pháp giải trình tự gene ITS-rDNA để xác định nguồn gốc.

Cách phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu
Củ sâm Ngọc Linh do người Măng Ri đào được có trọng lượng 0,5kg. (Ảnh: NVCC).

PGS. TS Phan Kế Long, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, từ tháng 11/2022 đề tài được thực hiện. Đến tháng 6/2023 nghiên cứu có kết quả có thể sử dụng để đánh giá chất lượng của sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu trên thị trường, tránh nhầm lẫn và giả mạo.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu chất chuyển hóa cho thấy 13 saponin đặc trưng. Trong đó sâm Ngọc Linh đặc trưng bởi 7 saponin bao gồm majonoside R2, vinaginsenoside R13 (V-R13), ginsenoside Rd (G-Rd), ginsenoside Rb1 (G-Rb1), notoginsenoside Fa (N-Fa), pseudoginsenoside Rs1 (PG-Rs1) và quinquenoside R1 (Q-R1). Sâm Lai Châu đặc trưng bởi 6 saponin bao gồm majonoside R1 (M-R1), vinaginsenoside R2 (V-R2), ginsenoside Rb2 (G-Rb2), notoginsenoside Fc (N-Fc), notoginsenoside R2 (N-R2) và notoginsenoside R4 (N-R4).

TS Long cho biết, mục đích tìm ra hoạt chất đặc trưng trên từng loại sâm hướng tới phân biệt chính xác cả sâm tươi và sâm đã chế biến, giúp người tiêu dùng có thể sử dụng đúng giá trị sản phẩm. Nhóm đang phát triển các giai đoạn tiếp theo để có thể đưa ra công nghệ xác định nhanh hơn thay vì phải phân tích trong phòng thí nghiệm như hiện nay.

  • Sâm Ngọc Linh có vùng phân bố hẹp ở núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Các nghiên cứu cho thấy sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư, cholesterol...
  • Sâm Lai Châu phân bố chủ yếu ở các huyện vùng cao Mường Tè và Sìn Hồ, Lai Châu, còn được gọi là tam thất đen, tam thất đỏ. Cả hai loại sâm này hiện được nhân giống tại Lâm Đồng.

Rừng sâm quý được trồng “bí mật” tại Kon Tum

Nhân giống vô tính sâm Ngọc Linh

Đào được củ sâm Ngọc Linh 100 năm tuổi

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiệt độ tăng khiến các thành phố Mỹ có nguy cơ bị mối xâm chiếm

Nhiệt độ tăng khiến các thành phố Mỹ có nguy cơ bị mối xâm chiếm

Nhiệt độ ấm lên và sự phát triển đô thị tạo ra điều kiện lý tưởng để mối lan rộng tới những lãnh thổ mới.

Đăng ngày: 03/05/2024
Loài côn trùng phản ánh tác động tới đa dạng sinh học của khu vực Amazon

Loài côn trùng phản ánh tác động tới đa dạng sinh học của khu vực Amazon

Loài bướm " rất nhạy cảm, ngay cả với những thay đổi nhỏ trong hệ sinh thái," vì thế có thể coi là "chỉ số sinh học" phản ánh sức khỏe của hệ sinh thái xung quanh chúng.

Đăng ngày: 01/05/2024
Loài gián ngày càng nhiều hơn,

Loài gián ngày càng nhiều hơn, "đột biến" và không sợ thuốc

Nhiệt độ tăng cao được cho là nguyên nhân làm tăng số lượng gián đột biến. Thuốc diệt côn trùng không còn hiệu quả với chúng, khiến con người mệt mỏi tìm cách đối phó.

Đăng ngày: 28/04/2024
Nhiều lần tìm thấy vàng, chuyên gia nhận định: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể có báu vật

Nhiều lần tìm thấy vàng, chuyên gia nhận định: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể có báu vật

Trong lịch sử từng có nhiều ghi chép ghi nhận những mối tương quan giữa thực vật và đất có chứa khoáng sản.

Đăng ngày: 27/04/2024
NASA lo lắng vi khuẩn đột biến ở Trạm Vũ trụ lây lan xuống Trái đất

NASA lo lắng vi khuẩn đột biến ở Trạm Vũ trụ lây lan xuống Trái đất

Liệu Trái đất có sớm bị xâm chiếm bởi một loài vi khuẩn đột biến siêu kháng thuốc từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), giống trong những bộ phim khoa học viễn tưởng?

Đăng ngày: 26/04/2024
Dân nghèo Nepal đổi đời nhờ cung cấp loại cây bụi cho Nhật Bản làm giấy in tiền

Dân nghèo Nepal đổi đời nhờ cung cấp loại cây bụi cho Nhật Bản làm giấy in tiền

Một loại cây bụi mọc trên những sườn đồi Nepal nghèo khó đang cung cấp nguyên liệu thô để làm tiền giấy được sử dụng trong hệ thống tài chính phức tạp nhất châu Á.

Đăng ngày: 26/04/2024
Con người nghiên cứu loài kiến để viết thuật toán

Con người nghiên cứu loài kiến để viết thuật toán

Bằng cách xem đàn kiến là một hệ thống thông minh bao gồm nhiều cá thể tuân theo những quy tắc đơn giản, nhà khoa học Bỉ, Deneubourg có thể mô phỏng chúng bằng các thuật toán.

Đăng ngày: 26/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News