Rừng sâm quý được trồng “bí mật” tại Kon Tum

Một rừng sâm quý Ngọc Linh 140 ha được ươm trồng “bí mật” trong suốt 13 năm qua hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên giữa rừng già nguyên sinh vừa được công bố.

Theo VTV, rừng sâm này, được trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, nơi có độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển. Với 140 ha sâm Ngọc Linh, mỗi ha cho sản lượng ít nhất 1 tấn sâm, theo giá thị trường hiện nay có thể thu về 50 tỷ đồng.

VTV dẫn lời ông Trần Hoàn, chủ tịch HĐQT-TGĐ Công ty CP sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết: “Có thời điểm chúng tôi phải mua đến 50 triệu đồng/kg sâm, trong khi tỉ lệ sống của nó chỉ đạt từ 30-40%. Hàng chục năm nay, chúng tôi đã rải người đi khắp các xã thuộc địa bàn có sâm. Khi dân kiếm được thì chúng tôi thu mua rồi lại mang lên rừng”.

Rừng sâm quý được trồng “bí mật” tại Kon Tum
Rừng sâm Ngọc Linh được trồng bí mật. Ảnh: SGTT

Với việc công bố vườn sâm 140 ha, bài toán về giống, khó khăn lớn nhất trong chiến lược nhân rộng loài dược liệu quý này đã được giải quyết. Riêng trong năm nay, vườn sâm Ngọc Linh 140 ha sẽ cung cấp 1 triệu cây giống, tương đương với 20 ha trồng mới.

Chính phủ cũng đã có chủ trương đưa sâm Ngọc Linh thành 3 sản phẩm dược liệu quốc gia. Tuy nhiên, chỉ khi vườn sâm “bí mật” 140 ha được công bố, thì hướng phát triển bền vững cho người dân địa phương thông qua loài dược liệu này mới trở nên thực sự khả thi. Dự kiến, sâm Ngọc Linh sẽ được cung cấp ra thị trường từ cuối năm nay.

Được biết, sâm Ngọc Linh là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm, chỉ riêng có ở vùng núi cực cao thuộc một ít huyện của Kon Tum và Quảng Nam trong sơn hệ Ngọc Linh (có đỉnh cao 2.598m). Cây sâm Ngọc Linh đã sớm cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn lùng ráo riết sau ngày được phát hiện (1973). Sâm Ngọc Linh được xếp đầu bảng trong Sách đỏ thực vật Việt Nam (1994).

Nỗ lực cứu cây sâm quý, từ những năm 1990, ngành chức năng ở Quảng Nam, Kon Tum đã lập những chốt điểm trồng sâm di thực ở quanh núi Ngọc Linh, vốn có độ cao và những điều kiện phù hợp cho sự phát triển của cây sâm Ngọc Linh.

Vượt qua hàng loạt những khó khăn, từ cơ chế tổ chức - chốt trồng sâm di thực ở cao điểm xa xôi, hẻo hút, đến mò mẫm kiếm tìm kỹ thuật nhân trồng, chăm sóc, cuối cùng, hơn mười năm nay Trại Dược liệu Trà Linh - thuộc Công ty Dược Quảng Nam, đã không chỉ bảo tồn được nguồn gen mà còn phát triển sâm Ngọc Linh thành cây trồng kinh tế. Từ năm 2008, công ty đã có sản phẩm sâm Ngọc Linh bán ra thị trường.

Từ 5 năm nay, một số cư dân Ngọc Linh – những người Xơ-đăng bản địa ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), đã mở được mùa vàng của cây sâm quý. Nhiều chủ hộ ở Trà Linh (Nam Trà My) ngoài việc bán củ sâm (từ 5 đến 7 tuổi) còn có thu nhập thêm từ bán cây sâm giống cho bà con trong vùng, cả cho cư dân vùng Tu Mơ Rông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News