Cách phi hành gia trồng rau củ không dùng đất trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Có phải các phi hành gia chỉ ăn mỗi thực phẩm đóng gói từ trái đất gửi lên? Đáp án là không.

Để thực hiện các sứ mệnh không gian dài hạn, mỗi phi hành gia phải có khả năng tự trồng thực phẩm, điều này quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ. Đã có nhiều thử nghiệm trồng cây trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), nhưng gần đây ghi nhận một thành tựu mới là trồng cây không cần đất. Họ đã làm như thế nào?


Hệ thống XROOTS.

Những hệ thống trồng cây trên ISS thường sử dụng vật liệu giống đất sét để thay thế đất tự nhiên. Nhưng hệ thống XROOTS gần đây đã không áp dụng phương thức cũ mà chuyển sang kết hợp giữa thủy canh (dựa trên nước) và khí canh (dựa trên không khí). Đây là một phương pháp an toàn hơn và dễ bảo quản hơn so với hai cách thức cũ là đất và phương tiện tăng trưởng.

Hệ thống XROOTS (hay hệ thống thử nghiệm trên quỹ đạo gốc eXposed) đã được chuyển giao cho ISS vào tháng 2 năm nay và được tích hợp vào hệ thống Veggie của trạm. Tuần trước, phi hành gia Jessica Watkins đã bắt đầu quá trình thu hoạch củ cải và rau mizuna từ XROOTS vào thứ sáu 24/6.

Hệ thống được gửi lên ISS bằng tên lửa Northrop Grumman Antares vào khoảng 12:39 chiều EST ngày 19/2 từ trạm phóng Wallops của NASA.

XROOTS được thiết kế để thử nghiệm trồng nhiều loại cây không cần đất. Những khoang trồng có trang bị hệ thống theo dõi quá trình phát triển của cây, bao gồm cả phần rễ.

Ý tưởng trồng cây bằng không khí và nước không còn quá xa lạ trên trái đất, nhưng nó là một thử thách khó nhằn trong môi trường không gian, chủ yếu là do vấn đề trọng lực. Đầu tiên, thiếu lực hấp dẫn của hành tinh mẹ, thực vật có xu hướng phát triển kỳ lạ trong điều kiện vi trọng lực, nhưng nếu đặt đèn phía trên cây sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng này. Một thử thách khác là đảm bảo có đủ không khí xung quanh rễ, cuối cùng là tạo ra hệ thống có thể trồng được đa dạng giống cây.

Kế hoạch của NASA là thử nghiệm hệ thống XROOTS trong sáu tháng với nhiều loại cây trồng. Sau đó xem xét dữ liệu cảm biến và đánh giá từ phi hành gia để kiểm tra mức độ hiệu quả của cả cây và máy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News