Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Hôm nay ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 9 loài động vật nguy hiểm trên thế giới, cũng như khám phá một số mẹo thú vị nhằm giúp bạn sống sót nếu chẳng may đối đầu với chúng.

1. Trâu rừng châu Phi

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Tuy không có hàm răng khổng lồ hay bộ vuốt sắc bén nhưng chúng vẫn vô cùng đáng sợ. Không giống như các động vật săn mồi khác, loài trâu này không chọn cách quay đầu mà sẽ đối mặt với mối đe dọa trực diện. Nếu chẳng may bạn gặp phải loài này, cách tốt nhất là tìm một cái cây gần đấy và trèo lên nó.​

Tuy nhiên, nếu không có cây cối xung quanh và bạn là một thợ săn được trang bị vũ khí thì hãy cố hết sức bình tĩnh. Vì loài trâu này có tốc độ lên đến 56km/h nên chúng rất khó bị hạ gục trừ khi bị bắn vào đầu. Và để điều đó xảy ra, bạn chỉ có cách lên nòng rồi chờ nó chạy đến “húc” bạn ở khoảng cách ít nhất 20m. Với khoảng cách này thì một phát súng chính xác vào não sẽ dễ dàng hơn và đó là hy vọng duy nhất để bạn có thể sống sót sau cuộc tấn công.

2. Sư tử

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Có lẽ bạn chưa biết sư tử là loài không thích “đánh nhau” hoặc tấn công con mồi lạ vì chúng không muốn mạo hiểm để gây thương tích cho mình. Do đó loài này sẽ hiếm khi tấn công con người thực sự. Thay vào đó, nó sẽ thử thách lòng can đảm của bạn bằng cách quan sát. Có 2 lựa chọn xảy ra, nếu bạn bỏ chạy, đó là dấu hiệu để sư tử biết rằng bạn là con mồi yếu ớt và xem bạn là bữa ăn ngon. Lựa chọn còn lại là hãy mạnh mẽ lên, hãy giao tiếp với chúng bằng ánh mắt và cố gắng nhìn liên tục, từ từ lùi lại phía sau và dang tay la hét thật lớn. Điều này khiến bạn trông thật dũng mãnh, không hề sợ hãi và sẵn sàng chiến đấu với kẻ địch. Nhiều khả năng, sư tử sẽ ngừng tấn công bạn và tìm thứ gì khác dễ dàng hơn cho bữa ăn của mình.​

3. Báo đốm

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Tiếp tục dạo quanh châu Phi và tìm hiểu về loài báo đốm nào. Đây cũng là thợ săn mồi khá “kỹ tính”, chúng thận trọng hơn nhiều so với loài sư tử và do đó ít có khả năng tấn công con người hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vô tình chạm mặt loài này khi nó đang kiếm ăn hoặc đang ở cùng với bầy đàn thì khả năng cao bạn sẽ trở thành bữa ăn của chúng đấy. Trong trường hợp này, tốt nhất là đừng chạy hoặc lùi lại, thay vào đó hãy cố đứng yên một chỗ và tạo ra nhiều tiếng ồn nhất có thể, vỗ tay hay la hét chẳng hạn. Lúc này báo đốm sẽ không nghĩ bạn là một con mồi dễ chén và chúng sẽ bỏ đi.​

4. Voi

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Thế còn voi thì sao? Loài to xác này có thể chạy với tốc độ lên đến 40km/h. Theo điều tra thì chúng có thể giết chết 500 người trung bình mỗi năm và thường tấn công con mồi vào hai giai đoạn động dục, lúc này chúng cực kỳ hung dữ. Cũng giống như sư tử, voi sẽ quan sát con mồi trước khi tấn công. Bạn nên đứng yên và tạo ra nhiều tiếng ồn nhé, vì nếu bỏ chạy sẽ kích thích bản năng đuổi theo của thú săn mồi mà thôi...​

Nên nhớ đừng trèo lên cây vì voi rất mạnh và sẽ làm ngã đổ hết các cây. Giải pháp tốt nhất là hãy giả vờ nằm chết và bảo vệ đầu của bạn bằng một cái túi hoặc thứ gì đó. Voi có thể mất hứng, không chơi đùa với bạn nữa. Nhưng cũng hy vọng rằng chúng sẽ bỏ đi mà không dẫm đạp lên người bạn.

5. Hà mã

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Loài vật tiếp theo trong danh sách chính là hà mã. Ngạc nhiên không nào?? Có lẽ bạn chưa biết hà mã đã từng knock out nhiều kiểm lâm viên, thợ săn và hướng dẫn viên du lịch ở châu Phi nhiều hơn cả voi và sư tử. Tuy là động vật ăn cỏ nhưng với những chiếc răng nanh dài hơn 15cm, chúng có thể nghiền nát xương và xé rách thịt con mồi một cách dễ dàng, đến cá sấu còn phải ngại mà. Hà mã chỉ có tốc độ tối đa là 30km/h, vì vậy cách tốt nhất để thoát thân khi bị chúng tấn công là chạy càng nhanh càng tốt.​

6. Chó hoang

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Những con chó hoang cực kỳ nguy hiểm. Chúng có thể được tìm thấy ở Mumbai, Ấn Độ hay thành phố Dallas, Texas. Vào tháng 5/ 2016, đàn chó hoang đã tấn công một người phụ nữ trong khu phố Dallas và cắn cô hơn 100 lần.​

Nếu chẳng may gặp phải chúng, tốt nhất là bạn nên leo lên một cái gì đó cao cao, như nóc xe hơi chẳng hạn. Nếu vẫn chưa thể thoát ra, hãy cố gắng nằm xuống cuộn tròn người lại, sau đó nắm 2 bàn tay lại như nắm đấm để bảo vệ các ngón tay, cuối cùng che phần mặt và cổ bằng cánh tay của mình. Nhận thấy không có khả năng giết bạn, những con chó sẽ nhanh chóng mất hứng và bỏ đi.

7. Cá mập trắng

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Đây có lẽ là loài vật đáng sợ nhất thế giới, nhưng lại rất ít khi tấn công con người. Nếu ta bơi hay lướt sóng trên biển thì cá mập sẽ lầm tưởng bạn là một con hải cẩu béo ngậy và lúc này chúng sẽ tấn công quyết liệt do đã nhận dạng nhầm con mồi.​

Cách tốt nhất là không nên vẫy vùng khi vừa bị tấn công. Lúc này bạn hãy thật bình tĩnh và bơi thật chậm rãi, cố gắng nhìn thật lâu vào mắt kẻ địch. Nếu cá mập nghĩ không thể tiếp tục cắn bạn, chúng sẽ bỏ đi ngay lập tức. Nhưng nếu chúng quyết định tấn công thì hãy dùng sức đập và đấm mạnh nhất có thể; nhớ đừng đạp vào mũi nó, vì bên dưới mũi là một hàm răng sắc bén đang chờ để phục kích bạn. Vậy thì đạp vào đâu bây giờ? Hãy đấm thật mạnh vào mang và mắt cá mập, có thể giúp bạn thoát chết trong gang tấc đấy.

8. Cá sấu

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Cá sấu là loài được tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới và trung bình có khoảng 2.500 người mỗi năm bị chúng nuốt chửng. Vậy cách tốt nhất để sống sót khi bị cá sấu tấn công là gì? Đó là đi tìm cửa sổ tâm hồn. Vâng! Chính là đôi mắt của chúng.​

Một khi đã bị cá sấu cắn thì thì dù bạn có cố dùng sức để mở 2 hàm răng hay dùng súng bắn vào thân chúng thì cũng đều vô ích. Vì vảy cá sấu rất dầy, dầy đến mức có thể làm chệch hướng những viên đạn cỡ nòng thấp hay thậm chí là một khẩu súng thông thường. Và điểm yếu duy nhất lúc này chính là đôi mắt. Nếu ta bắn hoặc đâm chính xác vào bộ phận này thì cá sấu sẽ đau đớn mà buông thả con mồi ngay lập tức.

9. Gấu

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Gấu không phải là động vật ăn thịt người nên cách tốt nhất để tránh một cuộc tấn công là tạo ra nhiều tiếng ồn khi đi trong rừng, thông qua đó gấu sẽ nhận biết sự có mặt của bạn mà tự động tránh né. Nhưng nếu bạn gặp phải một con gấu hung dữ thì sao? Đừng cố chạy hoặc leo lên cây vì gấu có thể chạy tới 56 km/h và leo trèo giỏi hơn bất kỳ người nào. Lúc này bạn nên giữ bình tĩnh và bước đi từ từ, nếu chúng vẫn muốn tấn công thì hãy nằm úp mặt xuống rồi cuộn tròn người lại ngay lập tức, khi đó cũng đừng quên đưa 2 tay ra phía sau để bảo vệ cổ của mình.​

Thật vậy, gấu chẳng phải là loài chuyên săn mồi, chúng chỉ tấn công nếu bạn đe dọa đến mối an nguy của chúng, vì vậy hãy giả vờ nằm chết cho đến khi gấu rời đi. Và hãy ráng nằm lâu một chút, loài gấu Grizzly rất cẩn thận, chúng sẽ lảng vảng khu vực xung quanh đến tận 20 phút để đảm bảo rằng bạn đã chết thật sự và không còn làm hại tới chúng nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vượn cáo tiết mùi thơm như trái cây để thu hút bạn tình

Vượn cáo tiết mùi thơm như trái cây để thu hút bạn tình

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện một loài linh trưởng sử dụng hợp chất pheromone để tạo ra mùi thơm cho mục đích sinh sản.

Đăng ngày: 18/04/2020
Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?

Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?

Linh cẩu là loài động vật máu lạnh tàn nhẫn, có thể ăn thịt đồng loại, thậm chí cả những con non không có sức phản kháng.

Đăng ngày: 17/04/2020
Covid-19 sẽ khiến loài động vật đáng sợ này

Covid-19 sẽ khiến loài động vật đáng sợ này "tiến hóa"

Các chuyên gia cho rằng những chú chuột đói khát do thiếu thức ăn mùa dịch Covid-19 đang có xu hướng di cư, ăn thịt đồng loại để sinh tồn.

Đăng ngày: 16/04/2020
Kỳ lạ diều hâu lửa - Loài chim gây cháy rừng để kiếm mồi

Kỳ lạ diều hâu lửa - Loài chim gây cháy rừng để kiếm mồi

Theo nghiên cứu, một số loài chim như diều hâu, chim cắt... có một cách thức bắt mồi rất lạ là... đốt rừng.

Đăng ngày: 16/04/2020
Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia

Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia

Nhà sinh vật học Thy Neang tìm thấy một loài tắc kè ngón cong chưa từng được biết đến bên trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Prey Lang.

Đăng ngày: 16/04/2020
Cuộc phiêu lưu của những chú cá con

Cuộc phiêu lưu của những chú cá con

Có tới 1/4 trong 27.000 loài cá sinh sống ở rạn san hô vốn chỉ chiếm <1% bề mặt Trái đất. Nhưng trước khi ổn định tại ngôi nhà lung linh này, những chú cá con phải trải qua bao nhiêu nguy hiểm và khó khăn trong suốt quá trình tự trưởng thành.

Đăng ngày: 13/04/2020
Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Khả năng sinh sản “kép” của loài thằn lằn bóng vùng Australia giúp nhà khoa học hiểu rõ quá trình tiến hóa khi mang thai ở loài bò sát.

Đăng ngày: 13/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News