Cái chết có cảm giác như thế nào?
Các nhà khoa học đã tìm nhiều cách để giải thích điều gì sẽ xảy đến với cơ thể và tâm trí con người khi cận kề cái chết qua siêu hình học và tâm linh, tuy các nhà hoá học lại có cách tiếp cận khác nhờ vào phân tích phản ứng sinh hóa cơ thể người.
Cảm giác về cái chết
Lấy viễn cảnh nạn nhân trong các bộ phim kinh dị thì khi đối mặt với nguy hiểm, cảm giác sợ hãi từ hệ thống thần kinh được dẫn truyền qua vùng đồi thị (thalamus) tới các phần quan trọng trên não, kích hoạt cơ thể sẵn sàng đối đầu với nguy hiểm bằng cách sản xuất ra andrenaline và đường đơn vào máu.
Cảnh phim kinh điển American Psycho (Ảnh: Independent).
Tiếp theo nếu nhận thấy không thể thoát khỏi kẻ giết người hay bất kỳ ai đang truy lùng thì phản ứng sẽ là la hét, vốn nằm trong bản năng con người nhằm cảnh báo đồng loại.
Nếu cơ thể bị thương, các neuron đặc biệt mang tên nociceptor thông báo tới vùng đồi thị trên não, tạo cảm giác đau đớn khủng khiếp và não sẽ tìm cách ngăn chặn.
Sau khi chết lâm sàng, não sẽ vẫn tiếp tục hoạt động giống như khi cơ thể vẫn còn nhận thức. Vào giai đoạn này con người sẽ trải nghiệm cảm giác cận tử. Nguyên nhân não bộ vẫn tiếp tục hoạt động chưa rõ.
Cuối cùng là cái chết sinh học. Không ai biết điều gì sẽ xảy đến tiếp theo, nhưng trong phiên hỏi đáp Reddit đầu năm nay, một số người gần như đã chết hoàn toàn kể lại rằng trải nghiệm đó chỉ giống như một giấc ngủ dài.
Số còn lại thì miêu tả rõ ràng thế giới bên kia "Tôi đứng trước một bức tương trắng dài vô tận, giống như nhìn vào một bóng đèn huỳnh quang khổng lồ vậy. Sau đó, tôi thức dậy ở bệnh viện".

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân
Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.
