Cầm cá đuối chụp ảnh, người đàn ông đổ gục sau khi nhận cú chích đau khủng khiếp
Rất may mắn rằng anh chàng này không bị nguy hiểm tới tính mạng, nhưng chắc chắn đã nhận được một bài học nhớ đời!
Mới đây, đoạn clip về một người đàn ông tay không cầm cá đuối và bị nó chích một phát nhớ đời đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ MXH.
Trong đoạn phim được chia sẻ trên MXH Reddit, một người đàn ông giấu tên (có vẻ như đi câu cá đêm) và cầm trên tay một con cá đuối mà anh ta mới bắt được.
Sau một vài giây vật lộn, con cá đã chích cho anh này một phát vào tay.
Con cá đuối chích anh này một phát nhớ đời!
Người đàn ông ngay lập tức ném con vật xuống nước và hét lên một tiếng kêu như thể vừa bị đạn bắn vào người. Anh ta ngã mạnh xuống boong với một tiếng va chạm lớn và tiếp tục la hét trong đau đớn.
Và không có gì ngạc nhiên khi mọi người trên mạng cho rằng anh ta đáng lẽ phải tôn trọng con vật hơn.
Theo nghiên cứu, có hơn 600 loài cá đuối trên thế giới, tất cả đều khác nhau về kích thước và sức mạnh. Trong đó 15-17 loài phân bố tại vùng biển nhiệt đới. Ở hầu hết vụ cá đuối đâm chích, cơ chế gây nguy hiểm cho con người là do độc tố của chúng.
Nọc độc cá đuối được lưu giữ trong các túi độc. Các túi độc được che đậy bởi bao vỏ keo dính. Khi cá đuối đâm chích, lớp vỏ này bị giật tung ra, nọc độc sẽ phóng thích vào cơ thể nạn nhân. Khi bị cá đuối đâm chích, các gai thường gãy và các mảnh gãy nằm lại trong vết thương nên một số túi độc sẽ lưu lại trong cơ thể nạn nhân. Nọc độc ngấm vào cơ thể nạn nhân do sự khuếch tán qua các mô tổn thương.
Vết thương tuy nhỏ nhưng đủ để khiến một người tử vong.
Nọc độc của cá đuối chủ yếu tác động trực tiếp đến hệ cơ tim và quá trình tuần hoàn máu. Khi chúng cảm thấy nguy hiểm đến tính mạng (bị thương do đánh bắt), hàm lượng độc tố tiết ra cao hơn nhiều lần so với điều kiện bình thường.
Rất nhiều ngư dân trên biển đã qua đời sau khi bị nhiễm trùng máu, chỉ vì vết chích nhỏ của loài cá đuối.
Mười lăm năm trước, chuyên gia về động vật hoang dã Steve Irwin đã chết sau khi bị một con cá đuối chích khi đi chơi ở Great Barrier Reef.
May mắn thay, rất nhiều người cho biết con cá đuối trong video thuộc giống Round California nên không bị coi là đặc biệt nguy hiểm, nhưng cú chích của nó vẫn thuộc hàng nhớ đời!

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
