Camera chụp một bức ảnh kéo dài 1.000 năm

Camera với thiết kế đơn giản được đặt trên đồi Tumamoc để ghi lại những thay đổi về cảnh quan trong suốt một thiên niên kỷ.


Camera Thiên niên kỷ được đặt trên một chiếc cọc ở đồi Tumamoc. (Ảnh: Chris Richards/University Communications)

Nhà triết học Jonathan Keats tại Đại học Mỹ thuật Arizona cùng nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Sa mạc phát triển dự án "Camera Thiên niên kỷ" để chụp bức ảnh chậm nhất thế giới, New Atlas hôm 10/1 đưa tin. Họ đặt camera trên đỉnh đồi Tumamoc, Tucson, bang Arizona, để chụp khung cảnh xung quanh với thời gian phơi sáng dài kỷ lục, lên tới 1.000 năm.

Thiết kế một chiếc camera có thể tồn tại 1.000 năm không phải nhiệm vụ dễ dàng. Theo Keats, sự đơn giản là chìa khóa cho việc trường tồn. Camera Thiên niên kỷ có thiết kế dạng camera lỗ kim cổ điển. Thiết bị gồm một ống trụ bằng đồng với một tấm vàng 24 karat mỏng ở một đầu, trên tấm vàng đục một lỗ nhỏ. Ánh sáng xuyên qua lỗ đó và chiếu lên bề mặt nhạy sáng bên trong camera. Bề mặt này được phủ nhiều lớp mỏng chất màu sơn dầu mang tên rose madder.

Camera Thiên niên kỷ được gắn trên một cột thép, đặt gần chiếc ghế dài ven một con đường đi bộ trên đồi Tumamoc. Bên cạnh là một tấm biển giải thích mục đích dự án.

Trong suốt 1.000 năm, ánh sáng phản chiếu từ cảnh quan sẽ dần dần tác động đến bề mặt nhạy sáng bên trong camera. Quá trình phơi sáng có kiểm soát sẽ chậm rãi làm mờ chất màu ở các mức độ khác nhau. Những vùng tối hơn, ví dụ như đồi núi, sẽ mờ chậm hơn vùng sáng như bầu trời. Khi người tương lai xem bức ảnh, đó sẽ là một hồ sơ độc đáo về những gì thay đổi và những gì vẫn giữ nguyên trong khoảng thời gian này.

Vậy bức ảnh sẽ trông như thế nào?. "Lấy ví dụ một trường hợp ấn tượng là toàn bộ nhà cửa bị dỡ bỏ sau 500 năm nữa. Khi đó những ngọn núi sẽ trở nên thoáng đãng, sắc nét và đậm màu, còn nhà cửa sẽ giống như bóng ma", Keats cho biết.

Keats dự định lắp đặt thêm các Camera Thiên niên kỷ trong vùng và quay về nhiều hướng khác nhau. Ông cũng lên kế hoạch lắp đặt chúng ở một số nơi trên thế giới như Công viên Griffith ở Los Angeles, Mỹ, các địa điểm ở Trung Quốc và phần dãy núi Alps thuộc Áo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dấu hiệu biển nước khổng lồ tồn tại dưới lớp vỏ Trái đất

Dấu hiệu biển nước khổng lồ tồn tại dưới lớp vỏ Trái đất

Các nhà khoa học Canada cho biết họ đã phát hiện một khoáng chất cực hiếm chứng tỏ từng có sự tồn tại của một biển nước khổng lồ dưới lớp vỏ của Trái đất.

Đăng ngày: 19/05/2025
Lão nông đào măng đụng phải hòn đá có giá gần 2.000 tỷ

Lão nông đào măng đụng phải hòn đá có giá gần 2.000 tỷ

Vì sự tò mò của mình, lão nông đã mang hòn đá về nhà và không ngờ nó lại đem đến cho ông vận may lớn như vậy.

Đăng ngày: 18/05/2025
Đào trúng kim cương

Đào trúng kim cương "15 triệu viên có 1", cặp vợ chồng sướng ngất

Hai du khách người Mỹ may mắn đào trúng viên kim cương nâu trọng lượng 1,90 carat có màu sắc cực hiếm khi đi chơi công viên.

Đăng ngày: 18/05/2025
Bí ẩn đội quân đồng tính trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Bí ẩn đội quân đồng tính trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Đội quân đồng tính Thebes giành thắng lợi bởi các chiến binh luôn coi việc giết kẻ thù như “phần thưởng” dành tặng cho “nửa kia” của mình.

Đăng ngày: 18/05/2025
Có thể bạn chưa biết: Thuốc súng ra đời trong lúc bào chế thuốc trường sinh

Có thể bạn chưa biết: Thuốc súng ra đời trong lúc bào chế thuốc trường sinh

Mọi người đều thích pháo hoa - ánh sáng, màu sắc và tất nhiên là cả tiếng nổ lớn. Nhưng lịch sử của pháo hoa không phải chỉ là sự ăn mừng.

Đăng ngày: 18/05/2025
Bất ngờ với những bảo bối của Doraemon đã trở thành sự thật sau hàng chục năm

Bất ngờ với những bảo bối của Doraemon đã trở thành sự thật sau hàng chục năm

Nhiều bảo bối Doraemon trong túi thần kỳ đã được công nghệ, khoa học biến thành sự thật.

Đăng ngày: 18/05/2025
Những phong tục tình dục kỳ lạ trên thế giới

Những phong tục tình dục kỳ lạ trên thế giới

Nhiều phong tục tình dục kỳ lạ  có từ lâu đời vẫn đang diễn ra ở nhiều dân tộc trên thế giới cho dù cánh cửa nối họ với thế giới hiện đại đã mở ra rất nhiều.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News