Camera ghi lại được nhiều loại sinh vật mới ở biển sâu phía Tây Australia
Các nhà khoa học dùng các thiết bị hiện đại ghi hình được những loài sinh vật mới, trong đó có hải sâm bay, nhím biển có gai phát sáng và cua khổng lồ, ở biển sâu thuộc công viên hải dương Gascoyne.
Các nhà nghiên cứu thuộc cơ quan khoa học quốc gia Australia đã sử dụng máy ảnh chuyên dụng để ghi lại những hình ảnh đầu tiên về các loài sinh vật biển sâu mới.
Một con nhím biển có gai rực rỡ do DeepBRUV chụp. (Nguồn ABC News)
Nhóm nhà nghiên cứu tại Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã ghi hình những loài sinh vật mới lần đầu tiên, trong đó có hải sâm bay, nhím biển có gai phát sáng và cua khổng lồ.
Hiện, nhóm này đang tiến hành khảo sát các công viên hải dương ngoài khơi bờ biển phía Tây Australia.
Các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu (RV) Investigator đã sử dụng 2 camera chuyên dụng để quay video và chụp những bức ảnh có độ phân giải cao ở độ sâu lên tới 4.000m tại công viên hải dương Gascoyne.
Bên cạnh đó, hệ thống video dưới nước từ xa (DeepBRUVS) - được nhóm kỹ thuật và công nghệ CSIRO thiết kế, có thể hoạt động liên tục trong 36 giờ mỗi lần triển khai, cũng giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn về hành vi của các loài sinh vật biển.
Ông John Keesing, nhà khoa học chính của dự án, cho biết những hình ảnh mới sẽ giúp hỗ trợ công tác quản lý công viên hải dương. Qua dự án này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những sinh vật chưa từng được ghi nhận trước đây ở các quốc gia khác.
Theo ông Keesing, trong số các loài sinh vật mới được phát hiện, có ít nhất 3 loài cá mập mới và một lượng lớn các sinh vật biển không xương.
Các gai thủy tinh khổng lồ của bọt biển thủy tinh nước sâu có thể dài hơn 3 mét. (Nguồn: ABC News).
Các cuộc khảo sát đầu tiên tại công viên hải dương Gascoyne và Carnarvon Canyon ngoài khơi bờ biển Tây Australia ở Ấn Độ Dương, do CSIRO phối hợp với Parks Australia tiến hành, là một phần nỗ lực để hiểu hơn về các hệ sinh thái phức tạp.
Parks Australia là đơn vị quản lý 60 công viên hải dương, bao phủ 39% vùng biển của Australia.

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển
Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Cá mập đầu búa - một trong những loài cá mập kì dị nhất thế giới
Cá mập đầu búa là những thợ săn rất hung dữ, chúng chủ yếu săn những loài cá nhỏ, bạch tuộc, mực và một số loài động vật giáp xác...

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ
Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.
