Camera tốc độ cao hé lộ cách ấu trùng muỗi săn mồi

Nghiên cứu ấu trùng 3 loài muỗi, nhóm chuyên gia ghi hình những kỹ thuật săn mồi ấn tượng như uốn cong cơ thể hay đẩy đầu về phía trước.

Tiến sĩ Robert Hancock, nhà sinh vật học tại Đại học Bang Metropolitan Denver, cùng các đồng nghiệp sử dụng phương pháp quay phim hiển vi tốc độ cao để nghiên cứu kỹ thuật săn mồi của ấu trùng ba loài muỗi, IFL Science hôm 14/10 đưa tin.


Kỹ thuật săn mồi của ấu trùng muỗi Sabethes cyaneus. (Video: IFL Science)

Muỗi săn mồi thuộc họ Cilicidae rất phổ biến trong thế giới côn trùng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều thiếu thiết bị để nghiên cứu sâu hơn về cơ chế bắt mồi của ba loài muỗi trong nghiên cứu của Hancock. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Annals of the Entomological Society of America.

Hành vi săn mồi của hai loài muỗi Toxorhynchites amboinensisPsorophora ciliata có ba điểm giống nhau. Đầu tiên là sự tích tụ áp suất cầm máu trong bụng nhằm đẩy đầu về phía con mồi. Điểm thứ hai liên quan đến việc mở LPB - bộ phận chuyên dụng ở miệng của ấu trùng muỗi. Điểm thứ ba là mở rộng hàm với những chiếc răng sắc nhọn, càng rộng càng tốt, sẵn sàng tung ra nhát cắn chết chóc.

Trong khi đó, loài Sabethes cyaneus có kỹ thuật bắt mồi hoàn toàn khác. Khi tấn công, chúng sử dụng ống siphon (ống thường dùng để thở) và tư thế uốn cong để tóm mục tiêu và kéo về phía miệng. Sau đó, chúng dùng hàm xé mồi và đánh chén, dù không phải lúc nào con mồi cũng bị ăn hết. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thí nghiệm để xem loài này có hành vi ăn thịt đồng loại hay không, nhưng nhận thấy tất cả ấu trùng cùng loài vẫn sống.


Kỹ thuật săn mồi của ấu trùng muỗi Psorophora ciliata. (Video: IFL Science)

Cả Toxorhynchites amboinensisPsorophora ciliata đều không dựa vào kỹ thuật săn mồi ống siphon. Thay vào đó, chúng đẩy đầu về phía con mồi sau khi co lại ít nhất một đoạn bụng. Thao tác này được kết hợp với việc nhanh chóng mở cả hàm và LPB. Dù Toxorhynchites amboinensisPsorophora ciliata chỉ có họ xa, chúng tiến hóa các phương pháp bắt mồi rất giống nhau. Trước đây, giới khoa học chưa từng quan sát được sự hình thành "giỏ bắt mồi" với LPB của Toxorhynchites amboinensis. Ngoài ra, kỹ thuật săn mồi bằng cách đẩy đầu về phía trước cũng chưa từng được mô tả chi tiết.

Dù kỹ thuật săn bắt trông kém ấn tượng hơn, Sabethes cyaneus có thể bắt những con mồi ở xa hơn nhờ phương pháp uốn cong cơ thể. Dù loài vật này có khả năng tiêu diệt các ấu trùng muỗi khác, nhóm nghiên cứu đánh giá việc ăn chúng là "kỳ lạ và kém hiệu quả". Do đó, họ cho rằng Sabethes cyaneus chỉ giết những ấu trùng này để giảm bớt sự cạnh tranh thay vì để ăn thịt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loại rau

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn

Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Đăng ngày: 29/06/2025
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News