Căn bệnh phổ biến ở trẻ em có thể là nguyên nhân khiến người Neanderthal tuyệt chủng
Bệnh viêm tai được các nhà khoa học cho rằng là nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của loài người cổ đại này.
Dấu chấm hỏi về sự biến mất hoàn toàn của người Neanderthal trên Trái đất, mới đây, vừa được các nhà khoa học giải đáp. Nguyên nhân, thay vì một sự kiện thảm họa diệt vong nào đó trong quá khứ, các nhà khoa học cho rằng đó có thể chỉ đơn giản là một căn bệnh thường thấy ở trẻ em ngày nay – bệnh viêm tai.
Bản sao người Neanderthal trong viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên, London. (Shutterstock/Chettaprin P).
Ngày nay, căn bệnh này có thể dễ dàng được chữa trị bằng các loại thuốc hiện đại như kháng sinh. Tuy nhiên, đối với loài người Neanderthal cổ đại, họ có thể đã nhiễm những di chứng nghiêm trọng từ căn bệnh viêm tai này như: viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phổi, điếc.
Nghiên cứu mới đây vừa được công bố trên tạp chí khoa học “The Anatomical Record” đã phát hiện ra tai của người Neanderthal tương tự với tai của trẻ em chúng ta, đều không thay đổi theo tuổi.
“Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng khi lần đầu tiên dựng lại cấu trúc của vòi nhĩ (vòi tai) của người Neanderthal, chúng tôi phát hiện ra chúng rất giống với tai của trẻ con” giáo sư Samuel Marquez, từ trường Đại học Downstate Health Sciences (Newyork) chia sẻ.
“Viêm tai giữa là một căn bênh thường thấy ở trẻ nhỏ, do vòi nhỉ của trẻ nhỏ hơi nằm ngang, cho nên, dễ gây ứ đọng lại vi khuẩn gây bệnh viêm tai, đó cũng là điều tương tự mà chúng tôi tìm được ở người Neanderthal”.
Người Neanderthal vốn được xem là loài người riêng biệt, họ đã từng sinh sống ở các khu vực trải dài từ Xibia ở phía đông cho đến Inberia ở phía Tây và từ nước Anh ở phía Bắc kéo dài xuống Iraq ở phía nam.
Người Neanderthal lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng 450,000 trước và rồi dần tuyệt chủng, trong khi loài người chúng ta bắt đầu di chuyển đến sinh sống tại lục địa Á-Âu cách đây khoảng 60,000 năm trước.
Trong khi hình dạng tai của trẻ em chúng ta hiện nay bắt đầu thay đổi vào khoảng 5 tuổi, đồng nghĩa với việc sẽ ít mắc phải những bệnh viêm nhiễm về tai hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu tiết lộ rằng điều này lại không xảy ra với người Neanderthal.
“Vấn đề không phải là chết vì căn bệnh viêm nhiễm này”, Ngài Marquez nói thêm. “Nếu cứ liên tục như vậy thì loài Neanderthal sẽ không còn phù hợp và đủ điều kiện để cạnh tranh sinh tồn với người anh em của chúng - Homo Sapien (tên gọi khoa học của loài người hiện đại chúng ta) về vấn đề thức ăn và các nguồn tài nguyên khác”.
Ngài Marquez kết luận: “Trong một thế giới sinh tồn mà chỉ tồn tại những ứng viên phù hợp nhất, thật không ngạc nhiên gì mà loài người hiện đại, chứ không phải là người Neanderthal, chiếm ưu thế”.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
