Cận cảnh bên trong miệng con cá mập sau khi cố nuốt chửng chiếc camera

Nhà làm phim, người yêu đại dương và nhà bảo tồn Zimy Da Kid đang thực hiện một buổi quay phim tài liệu ở đại dương thì một trong những con cá mập bơi quanh anh quyết định bơi tới và ăn thử thiết bị máy quay.

Như đoạn video dài 27 giây được ghi lại cho thấy, máy quay đã đi khá sâu vào miệng con cá mập và máy quay đã thu được hình ảnh của hàm răng sắc như dao cạo của con cá mập, cũng như mang trên thành trong và cổ họng của nó.


Xem xét kỹ hàm răng cá mập, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong bộ răng của loài động vật hung dữ này chứa florua, thành phần cơ bản trong các loại kem đánh răng và nước súc miệng của con người hiện nay, nên chúng không bị sâu răng hay các vấn đề khác. Điều nàу giúp giải thích tại sao cá mập cắn xé con mồi rất hiệu quả. Hàm răng của chúng được thiết kế hoàn hảo để thực hiện những việc nàу, và không bao giờ bị sâu răng.

Điều thú vị là một khi bạn vượt ra khỏi hàng răng trông đáng sợ, các vùng bên trong miệng của con cá mập có vẻ rất nhẵn và sạch.

Khi nhận ra rằng chiếc máy ảnh không thích hợp để làm thức ăn và tiêu hóa, con cá mập cuối cùng đã nhổ nó ra và bơi đi.

Chiếc máy ảnh được dùng để ghi lại những cảnh quay này là máy ảnh hành động bỏ túi Insta360 ONE X2 trị giá 390 USD, có thể quay cảnh 360 độ ở độ phân giải 5,7K. Các tính năng khác bao gồm gậy tự sướng vô hình, chống thấm nước ở độ sâu 10 mét, chế độ cam ổn định, ổn định FlowState, màn hình cảm ứng siêu sáng và âm thanh 360 độ với 4 micrô tích hợp.

Cận cảnh bên trong miệng con cá mập sau khi cố nuốt chửng chiếc camera
Vùng bên trong miệng của con cá mập có vẻ rất nhẵn và sạch.

Zimy Da Kid cho biết anh hy vọng tác phẩm tài liệu dưới nước của mình có thể giúp tạo ra tác động trong việc khiến mọi người yêu quý và bảo vệ hành tinh của chúng ta cũng như những sinh vật sống trên đó.

"Là một nghệ sĩ, nhà sáng tạo và người yêu đại dương, tôi thực sự tin rằng, thông qua việc làm phim và quay phim, chúng ta có một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và đấu tranh cho thế giới tự nhiên", ông viết trên Facebook vào tháng 1 năm 2022 . "Nghệ thuật có sức mạnh độc đáo là có thể tạo ra cảm xúc bên trong con người và một khi con người bắt đầu yêu thích điều gì đó, họ bắt đầu quan tâm đến nó và bảo vệ nó. Đây chính xác là những gì tôi muốn làm thông qua nghệ thuật của mình!".

"Tôi muốn truyền cảm hứng cho những người sáng tạo khác sử dụng kỹ năng và tài năng của họ để tạo ra những thứ có ý nghĩa, những thứ sẽ nâng cao nhận thức, những thứ không chỉ tạo ra cảm xúc mà còn giáo dục mọi người về những thách thức to lớn mà thiên nhiên đang phải đối mặt ngày nay".

"Là một nghệ sĩ, không có cảm giác nào tuyệt vời hơn việc sáng tạo nghệ thuật có mục đích. Có quá nhiều thứ để mất trên thế giới này, điều đó cũng có nghĩa là có rất nhiều thứ đáng để chiến đấu…".

Cận cảnh bên trong miệng con cá mập sau khi cố nuốt chửng chiếc camera
Một nghiên cứu mới đây, được thực hiện bởi Global Shark Trends Project và đăng tải trên trang Nature hôm thứ tư vừa qua, cho biết số lượng cá mập và cá đuối sinh sống trong các đại dương trên thế giới đã giảm hơn 70% kể từ năm 1970. Lý do chính dẫn đến sự sụt giảm chóng vánh này, theo các tác giả, là vì nạn đánh bắt tràn lan. Trong quãng thời gian nói trên, nghiên cứu phát hiện ra "áp lực đánh bắt tương đối" - một khái niệm dùng để tính tỉ lệ cá mập và cá đuối bị ngư dân đánh bắt so với tổng số cá thể của chúng trên toàn cầu - đã tăng gấp 18 lần. Đó là một ví dụ đáng sợ về thảm hoạ tuyệt chủng đang xảy ra trên khắp hành tinh, và có thể tạo nên một tác động rất lớn đến các hệ sinh thái khắp thế giới nếu chúng ta không thay đổi được cục diện.

Cận cảnh bên trong miệng con cá mập sau khi cố nuốt chửng chiếc camera
Các tác giả, vốn đến từ nhiều nơi trên thế giới và đã cùng nhau thực hiện nghiên cứu trong 10 năm, đã thu thập dữ liệu về các chủng loài cá mập và cá đuối phổ biến nhất, tất cả đều sinh sống ở vùng nước mở ở xa ngoài thềm lục địa. Họ đặt mục tiêu xác định tình trạng của các chủng loài này dựa trên hai chỉ số đưa ra bởi Công ước Đa dạng Sinh học của Liên Hợp Quốc.

Đầu tiên, chỉ số Living Planet, theo dõi sự biến động dân số toàn cầu của các loài kể từ năm 1970, và thứ hai, chỉ số Red List, theo dõi nguy cơ tuyệt chủng của các loài dựa trên tình trạng dân số của chúng và những mối đe doạ chúng phải đối mặt trong tự nhiên. Những chỉ số này cũng liên quan đến các mục tiêu quốc tế về sự thịnh vượng của con người. "Những chỉ số này góp phần vào việc đánh giá quá trình hướng đến những mục tiêu Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc" - Nathan Pacoureau, tác giả chính của nghiên cứu và là một nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Simon Fraser ở British Columbia, cho biết.

Các tác giả đã chọn ra 31 loài cá mập và cá đuối phổ biến nhất thế giới để phục vụ nghiên cứu. Nhưng kể cả khi đã lặn ngụp trong hàng đống tài liệu khoa học và các bản báo cáo trước đây của chính phủ, họ nhận ra chỉ có thể tiến hành phân tích chỉ số Living Planet đối với 18 trong số đó bởi thiếu dữ liệu lịch sử dân số đầy đủ đối với 13 loài còn lại.

Sau khi thu thập 57 bộ dữ liệu với thông tin thời gian cụ thể về 18 loài và được đánh giá bởi các chuyên gia thuộc Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn Tự nhiên của Liên Hợp Quốc, các tác giả đã lập nên bảng thông tin về số lượng từng loài trong từng năm trong suốt 50 năm qua. Trung bình, nghiên cứu cho thấy loài cá mập đã sụt giảm đến 71% dân số kể từ năm 1970, với tỉ lệ trung bình 18,2% mỗi thập kỷ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mực khổng lồ dài 3m còn sống dạt vào bãi biển Nhật Bản

Mực khổng lồ dài 3m còn sống dạt vào bãi biển Nhật Bản

Con mực khổng lồ còn sống thu hút nhiều sự chú ý từ người dân địa phương và các nhà khoa học bởi cá thể còn sống thuộc loài này cực hiếm gặp.

Đăng ngày: 23/04/2022
Cần thủ kéo lên con cá kỳ lạ với mắt lồi, dạ dày lòi ra khỏi miệng: Đây là hiện tượng gì?

Cần thủ kéo lên con cá kỳ lạ với mắt lồi, dạ dày lòi ra khỏi miệng: Đây là hiện tượng gì?

Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.

Đăng ngày: 21/04/2022
Cảnh quay hiếm về loài sứa biển sâu mới được xác định

Cảnh quay hiếm về loài sứa biển sâu mới được xác định

Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey công bố phát hiện một loài sứa vương miện khác thường thuộc chi Atolla.

Đăng ngày: 21/04/2022
Sinh vật lạ nhiều màu sắc trôi dạt vào bãi biển sau đợt mưa lớn

Sinh vật lạ nhiều màu sắc trôi dạt vào bãi biển sau đợt mưa lớn

Rất nhiều sinh vật lạ có màu sắc rực rỡ trôi dạt vào bãi biển Australia sau đợt mưa kỷ lục.

Đăng ngày: 20/04/2022
Nữ cần thủ kéo lên sinh vật đỏ và rất dài: Là hải long quý hiếm, chỉ

Nữ cần thủ kéo lên sinh vật đỏ và rất dài: Là hải long quý hiếm, chỉ "nhà giàu mới dám ăn"

Sinh vật này có kích thước của một con lươn cỡ lớn.

Đăng ngày: 19/04/2022
Cá mập hai đầu đang xuất hiện ngày càng nhiều và không ai biết tại sao

Cá mập hai đầu đang xuất hiện ngày càng nhiều và không ai biết tại sao

Động vật hai đầu thường là những cá thể bị đột biến ngay từ trong bụng mẹ và thường thì chúng không thể sống được quá lâu sau khi sinh.

Đăng ngày: 18/04/2022
Nước biển bỗng chuyển thành màu đỏ quanh siêu núi lửa

Nước biển bỗng chuyển thành màu đỏ quanh siêu núi lửa

Vùng biển quanh siêu núi lửa Campi Flegei ở Italy chuyển thành màu đỏ, báo hiệu hoạt động gia tăng bên dưới mặt nước.

Đăng ngày: 18/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News