Cận cảnh miệng núi lửa lớn nhất trên sao Hỏa

Tàu thăm dò sao Hỏa Opportunity vừa gửi về Trái đất những hình ảnh mới nhất của miệng núi lửa khổng lồ Endeavour, được cho là lớn nhất trên hành tinh này.

Miệng núi lửa Endeavour - có niên đại khoảng 4 tỷ năm - có đường kính gần 23km phủ đầy cát trên sao Hỏa trông giống như sa mạc Sahara hay sa mạc Western (Ai Cập) ở Trái đất, trích thông tin trên tờ Guardian.


Toàn cảnh miệng núi lửa Endeavour lớn nhất trên sao Hỏa.

“Đây là miệng núi lửa lớn nhất từ trước đến nay trên sao Hỏa do tàu thăm dò Opportunity chụp được”, nhà khoa học Jim Bell, làm việc tại ĐH Arizona State (Mỹ) - người phân tích các hình ảnh trên sao Hỏa, cho biết trên trang Wired.

Trong khoảng thời gian từ 21/12/2011 đến 8/5/2012 là mùa đông trên sao Hỏa, trong khi tàu Opportunity được trang bị các tấm pin để hấp thu năng lượng ánh sáng Mặt trời.

Do đó, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đưa ra quyết định “không di chuyển” tàu Opportunity sang nơi khác để mất năng lượng, chỉ tập trung nghiên cứu tại vị trí miệng núi lửa Endeavour. Kết quả, tàu Opportunity gửi về Trái đất 817 ảnh tại khu vực miệng núi lửa này.

Trước đó, trong tháng 8/2008, tàu thăm dò Opportunity đã nghiên cứu miệng núi lửa Victoria chỉ có đường kính khoảng 0,8km.

Tàu thăm dò Opportunity đã trải qua 3.000 ngày thám hiểm và thu thập mẫu đất trên sao Hỏa. Tàu này và cùng với tàu Spirit - đều thuộc NASA - đã đáp xuống bề mặt sao Hỏa vào tháng 1/2004, nhưng đến nay tàu Spirit đã mất tín hiệu liên lạc.

Theo wired.com, “đàn em” thám hiểm sao Hỏa kế tiếp là tàu Curiosity dự kiến sẽ “hạ cánh” trên sao Hỏa vào ngày 5/8 sắp tới. Thay vì dựa vào các tấm pin hấp thu ánh sáng Mặt trời như tàu Opportunity, tàu Curiosity lại dựa vào một pin nhiệt điện hạt nhân cung cấp năng lượng cho tàu trong nhiều thập kỷ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News