Cận cảnh miệng núi lửa rộng hơn 100km trên sao Hỏa

Tàu thăm dò Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa thực hiện chuyến bay khảo sát miệng núi lửa Neukum Crater rộng hơn 100km của Sao Hỏa.

Miệng núi lửa rộng lớn Neukum Crater trước đây đã được biết đến qua những khảo sát sơ bộ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA). Trong khi NASA tập trung khảo sát địa chất và các vùng xung quanh thì ESA lại công bố những hình ảnh cận cảnh về miệng núi lửa huyền thoại.

Miệng núi lửa được đặt theo tên nhà vật lý và khoa học hành tinh người Đức Gerhard Neukum, nằm trong khu vực gọi là Noachis Terra - một trong những nơi lưu giữ dấu tích địa chất lâu đời nhất của Sao Hỏa. Các vật chất ở đây có niên đại khoảng 3,9 tỉ năm. Noachis Terra cũng là vùng hoạt động của Mars Curiosity rover - con robot của NASA từng là công dân đơn độc trên hành tinh đỏ.

Cận cảnh miệng núi lửa rộng hơn 100km trên sao Hỏa
Miệng núi lửa này rộng đến hơn 100km - (ảnh: ESA).

Cận cảnh miệng núi lửa rộng hơn 100km trên sao Hỏa
Miệng núi lửa nhìn từ xa như một lỗ tròn nhỏ, là những gì còn lại của một "siêu núi lửa" - (ảnh: ESA).

Cận cảnh miệng núi lửa rộng hơn 100km trên sao Hỏa
Tàu vũ trụ Mars Express - (ảnh: ESA).

Cận cảnh miệng núi lửa rộng hơn 100km trên sao Hỏa
Giữa miệng núi lửa có một đụn cát đen chứa vật chất núi lửa - (ảnh: ESA).

Cận cảnh miệng núi lửa rộng hơn 100km trên sao Hỏa
Cận cảnh đụn cát núi lửa - (ảnh: ESA).

Theo các kết quả thăm dò, miệng núi lửa có rất nhiều dấu hiệu địa chất cho thấy những cơn áp thấp, động đất từng xảy ra, cộng với các đụn cát tối có thể là vật liệu từ sự phun trào núi lửa.

Siêu núi lửa có miệng rộng tới 100km đó được cho là một trong các "hung thần" đã tạo nên ưao Hỏa khô cằn như hiện nay.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy sao Hỏa từng là một "hành tinh xanh" giống Trái đất với phần lớn diện tích là đại dương. Rất có thể sự sống đã từng tồn tại vào thời điểm đó.

Thế nhưng, một thảm họa ước tính xảy ra hơn 3 tỉ năm trước đã thay đổi nghiêm trọng khí hậu của hành tinh. Các nhà khoa học tin rằng đó là do những vụ phun trào núi lửa khổng lồ, giải phóng một lượng lớn tro và nham thạch.

Hậu quả vô cùng khủng khiếp bởi người ta tìm thấy trên sao hỏa vô số "siêu núi lửa" có thể mạnh hơn hàng nghìn lần so với các núi lửa bình thường trên trái đất. May mắn là chúng đang trong trạng thái tạm ngủ yên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA phóng tàu thăm dò nghiên cứu về động đất trên sao Hỏa

NASA phóng tàu thăm dò nghiên cứu về động đất trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 5/5 đã phóng tàu thăm dò mang tên InSight trị giá tới 993 triệu USD để nghiên cứu về các trận động đất trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 06/05/2018
Tiết lộ ít biết về kế hoạch khám phá băng trên sao Hỏa

Tiết lộ ít biết về kế hoạch khám phá băng trên sao Hỏa

Hệ thống radar mới sẽ gửi xung vô tuyến tần số thấp trên bề mặt sao Hỏa và ghi lại dữ liệu sau đó trả về tàu vũ trụ Mars Express.

Đăng ngày: 06/05/2018
NASA thử thành công lò phản ứng hạt nhân cho sao Hỏa

NASA thử thành công lò phản ứng hạt nhân cho sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố hoàn thành thử nghiệm lò phản ứng phân hạch di động Kilopower, thiết bị cung cấp năng lượng cho căn cứ trên sao Hỏa hoặc Mặt Trăng, vào hôm qua.

Đăng ngày: 03/05/2018
Sự sống trên sao Hỏa có hay không chỉ cần vài tháng nữa là biết

Sự sống trên sao Hỏa có hay không chỉ cần vài tháng nữa là biết

Mới đây, con tàu ExoMars Trace Gas Orbiter thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) mới đây đã chính thức bắt đầu sứ mệnh truy tìm sự sống trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 02/05/2018
Tấm chắn nhiệt trong nhiệm vụ sao Hỏa 2 tỷ USD bị nứt

Tấm chắn nhiệt trong nhiệm vụ sao Hỏa 2 tỷ USD bị nứt

Một vết nứt xuất hiện trên tấm chắn nhiệt của xe thám hiểm sao Hỏa mới dự kiến phóng lên vũ trụ vào tháng 7 năm 2020, NPR hôm 27/4 đưa tin.

Đăng ngày: 01/05/2018
Chuyên gia NASA: Người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa phải là phụ nữ

Chuyên gia NASA: Người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa phải là phụ nữ

Từ 40 năm trước, NASA bắt đầu chọn ra các phi hành gia nữ, nhưng ở thời điểm hiện tại, số lượng nam vẫn đông hơn rất nhiều.

Đăng ngày: 19/04/2018
Vì sao NASA vẫn chưa đưa con người lên sao Hỏa?

Vì sao NASA vẫn chưa đưa con người lên sao Hỏa?

Theo Business Insider, chúng ta có thể đã ở trên sao Hỏa cách đây 30 năm. Vào thời kỳ đỉnh cao của dự án Apollo đầu thập niên 70.

Đăng ngày: 19/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News