Căn cứ chứng minh Rùa Hồ Gươm là "hậu duệ" thần rùa

Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.

GS Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cộng sự đã có một công trình nghiên cứu gần 10 năm về nguồn gốc Rùa Hồ Gươm.

Kết quả phân tích cho thấy, cụ Rùa hồ Gươm thuộc loài rùa lớn mai mềm nước ngọt ở Việt Nam, được phân bố tại nhiều điểm khác nhau trên sông Hồng, sông Mã, sông Đà... thuộc miền Bắc nước ta.

Căn cứ chứng minh Rùa Hồ Gươm là hậu duệ thần rùa
Cảnh vây bắt Rùa Hồ Gươm ngày 1/4

Cụ Rùa Hồ Gươm thuộc loài giải Thượng Hải, 1 trong số 5 loài của họ ba ba (gồm giải Thượng Hải, giải khổng lồ, ba ba gai, ba ba trơn và cua đinh). Việc giải mã ADN 3 mẫu rùa khổng lồ ở đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm, Hà Nội (nặng 200kg), ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa (nặng 150kg) và Bảo tàng tỉnh Hòa Bình (nặng 121kg) đã cho kết quả là cùng một giống.

Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, trong tất cả những công trình nghiên cứu, rùa thọ nhất chỉ sống được 160 năm. Nhưng cũng có thể hiểu, cụ Rùa hồ Gươm dù không phải chính là cụ đã được vua Lê trả gươm, nhưng rất có thể đó là thế hệ con cháu của rùa thần trong truyền thuyết.

Theo nhiều tài liệu, Tháp Rùa được xây năm 1884. Đến nay, ngọn tháp này mới chỉ khoảng 119 - 120 tuổi. Giả sử khi xây Tháp Rùa xong (1885), nếu rùa có tiếp tục được thả mới xuống hồ, đến nay là 119 năm. Nếu rùa lúc thả khoảng 30 - 40 tuổi, thì đến nay rùa Hồ Gươm ít nhất sẽ phải trên 150 tuổi. Nếu cụ Rùa hồ Gươm đã khoảng 150 tuổi thì chắc hẳn thời gian sống của rùa sẽ không còn nhiều.

Ông Lê Đức Minh, cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên - Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích thêm, sông Hồng chính là hành lang di chuyển của loài rùa Hồ Gươm. Hàng vài trăm năm nay, nó đã theo đường sông Hồng để phát tán vào các ao, đầm, hồ quanh đó.

Tháng 12/2008, Trung tâm đã lấy mẫu ADN của rùa Đồng Mô để tiến hành phân tích. Kết quả bước đầu cho thấy, cá thể này có khá nhiều điểm giống với cụ Rùa Hồ Gươm. Mặc dù vẫn có những sai khác nhưng chỉ khác ở mức độ quần thể chứ không ở mức loài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News