Căng thẳng, lo âu có thể làm bệnh dị ứng trở nên tồi tệ hơn
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy một người thường có những biểu hiện căng thẳng, lo âu dù là nhẹ cũng có thể làm cho bệnh dị ứng càng trở nên tồi tệ hơn.
Thêm vào đó, người đang trong tình trạng căng thẳng, lo âu lại càng làm cho bệnh dị ứng kéo dài, và nặng thêm. Hơn ba thập kỷ nghiên cứu về Stress và sự miễn dịch, bệnh dị ứng có thể xem là căn bệnh mãn tính xếp thứ 5 ở Mỹ, và đã tiêu tốn hết 3,3 tỉ USD tiền chữa trị mỗi năm.
Trong một báo cáo vào ngày 14/08/2008 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tâm lý học diễn ra tại Boston, Những nhà nghiên cứu tại đại học Ohio State đã miêu tả những thí nghiệm gần đây để chỉ ra tình trạng căng thẳng tâm lý ảnh hưởng thế nào đối với những người có căn bệnh dị ứng.
Jan Kiecolt-Glaser, giáo sư tâm lý học và tâm thần học thuộc đại học Ohio State giải thích “Không nên xem nhẹ bệnh dị ứng. Đã có rất nhiều người chịu đựng sự khổ sở vì căn bệnh này. Nếu như căn bệnh sốt vào mùa nóng không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng người bị bệnh dị ứng thường đi kèm với hen, suyễn có thể dẫn tới cái chết nếu không ngăn chặn kịp thời”. Một vài số liệu cho thấy, khoảng 38% những người bị dị ứng viêm mũi có kèm hen, suyễn, và 78% bệnh hen, suyễn có kèm dị ứng viêm mũi.
Kiecolt-Glaser cùng với cộng sự Ronald Glaser, giáo sư khoa virus học phân tử, miễn dịch học và di truyền học tại đại học dược Ohio State đã làm một nghiên cứu với 28 hội viên nam nữ. Tất cả những người tình nguyện đều có tiền sử căn bệnh sốt và dị ứng với thời tiết. Tất cả họ phải trải qua 2 ngày rưỡi tại trung tâm dược đại học Ohio State. Mỗi ngày, họ phải trải qua vài lần kiểm tra để so sánh với những mẫu máu, nước bọ và huyết thanh đã được lấy trước, sau và suốt quá trình thử nghiệm. Những người tham gia phải trả lời các câu hỏi thuộc về tâm lý học để kiểm tra tình trạng căng thẳng, lo âu, tự kiểm soát với những tình huống đặt ra.
Ronald Glaser, giám đốc trung tâm nghiên cứu của đại học nó rằng ông đã cho lấy những mẫu tế bào từ những người tham gia nghiên cứu và sau đó đo lường mức độ của chất cytokines như interleukin-6 (IL-6) do tế bào sản xuất ra. Những tế bào bạch huyết được lấy từ những người tình nguyện cho thấy mức độ tăng nhanh chất cytokines như interleukin-6 (IL-6). Mức độ interleukin-6 (IL-6) quá cao là một phần của căn bệnh dị ứng. Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra mức độ kích thích tố gây Stress được gọi là catecholamines và kiểm tra lúc họ đang phấn chấn nhất.
Ước tính mỗi năm, người dân Mỹ đã chi ra 2,3 tỉ USD cho tiền thuốc và 1,1 tỉ cho chi phí khám bác sĩ. Đó là chưa kể 3,5 triệu tiền công lao lao động mà họ họ phải bỏ qua.
Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các bác sĩ đa khoa và bệnh nhân có thể cùng nhau tìm ra cách chống lại tình trạng lo dẫn tới phản ứng dị ứng mũi, ngực, da và những bộ phận khác. Những loại dị ứng đó bạn nghĩ sẽ tiêu độc trong một vài phút hoặc vài giờ nhưng thật chất nó có thể tái phát vào lúc chúng ta không ngờ tới. Một vài người khi bị dị ứng tỏ ro lo lắng, căng thẳng. Điều đó có nghĩa là học đang tự đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn hơn.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?
