Cảnh báo nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng hơn 25% kể từ năm 1900

Với mức tăng kỷ lục trong giai đoạn 2014-2016, nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng hơn 25% kể từ năm 1900 đến nay.

Nghiên cứu này do Đại học Arizona của Mỹ tiến hành và công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích 15 bộ dữ liệu khác nhau, bao gồm theo dõi nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu từ năm 1850-2016, nhiệt độ đại dương từ năm 1955-2016, ghi chép về mực nước biển từ năm 1948-2016 và tài liệu về chu kỳ hiện tượng El Nino...

Họ đã phát hiện ra nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất đã tăng khoảng 0,9 độ C từ năm 1900-2013.

Cảnh báo nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng hơn 25% kể từ năm 1900
Quang cảnh một cánh đồng trong nắng gắt ở gần Bakersfield, bang California, Mỹ ngày 24/8/2016. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Khi phân tích những số liệu ghi chép về nhiệt độ toàn cầu, các nhà khoa học phát hiện thêm rằng đến cuối năm 2016, nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng thêm 0,24 độ C. Đây là mức tăng chưa từng thấy trong thế kỷ 20 và 21.

Theo Trưởng nhóm nghiên cứu Jianjun Yin thuộc Đại học Arizona, kết quả phân tích cho thấy nguyên nhân cơ bản của hiện tượng nhiệt độ toàn cầu liên tiếp bị phá kỷ lục là do tác động của khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Các nhà nghiên cứu cũng dự báo tần suất hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng 0,24 độ C xuất hiện trong thế kỷ 21 này tùy thuộc vào lượng khí nhà kính phát ra môi trường từ nay đến năm 2100.

Có hai trường hợp, nếu phát thải khí nhà kính đạt đỉnh vào năm 2020 và giảm sau đó, hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng ít nhất 0,24 độ C có thể không xảy ra hoặc xuất hiện từ 1 đến 2 lần trong thế kỷ 21 này.

Trong trường hợp ngược lại, nếu lượng khí nhà kính phát thải tăng trong cả thế kỷ 21 này, hiện tượng nhiệt độ tăng kỷ lục như trên có thể xuất hiện từ 3 đến 9 lần trong giai đoạn từ nay đến năm 2100.

Theo giáo sư Jianjun Yin, nếu có thể giảm phát thải khí nhà kính, con người có thể giảm được số lần xuất hiện các hiện tượng phá kỷ lục về nhiệt độ trong thế kỷ 21 và cũng có thể giảm thiểu được rủi ro.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Dải mây trắng kì lạ vắt ngang bầu trời thành phố Mỹ

Dải mây trắng kì lạ vắt ngang bầu trời thành phố Mỹ

Sự xuất hiện của dải mây có hình dạng đặc biệt ở Indianapolis khiến nhiều người chứng kiến kinh ngạc.

Đăng ngày: 24/01/2018
Tuyết đen xì bất ngờ xuất hiện ở Kazakhstan

Tuyết đen xì bất ngờ xuất hiện ở Kazakhstan

Theo tờ Daily mail, lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện tuyết màu đen ở khu làng xa xôi thuộc Kazakhstan.

Đăng ngày: 23/01/2018
Tìm ra cách

Tìm ra cách "tái chế" khí carbon dioxide thành nhựa

Trọng tâm của thí nghiệm là phản ứng khử của carbon dioxide, giúp chuyển đổi loại khí này thành hàng loạt hợp chất khác nhau.

Đăng ngày: 23/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News