Cánh đồng miệng phun thủy nhiệt dài 600m dưới biển
Địa điểm mới phát hiện có những cụm miệng phun thủy nhiệt cao 10 - 15m và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật.
Trong chuyến thám hiểm trên biển kéo dài 30 ngày, nhóm nhà khoa học trên tàu nghiên cứu Falkor (too) phát hiện một khu vực trải dài 600 m gồm các miệng phun thủy nhiệt cao tương đương tòa nhà 4 tầng gần quần đảo Galápagos, Ecuador, Live Science hôm 1/12 đưa tin. Cánh đồng miệng phun thủy nhiệt này nằm ở rìa phía tây của núi lửa ngầm Los Huellos East, theo Viện Đại dương Schmidt.
Các nhà khoa học phát hiện những cụm miệng phun thủy nhiệt cao bằng tòa nhà 4 tầng dưới đáy biển. (Ảnh: ROV SuBastian/Viện Đại dương Schmidt)
Sử dụng hai công cụ có độ phân giải cao, nhóm nghiên cứu lập bản đồ cho cánh đồng mới phát hiện với độ chi tiết đáng kinh ngạc. Khu vực này có nhiều cụm miệng phun thủy nhiệt cao 10 - 15 m so với đáy biển và phun ra chất lỏng nóng. Đáy biển xung quanh có rất nhiều động vật, bao gồm cả 15 loài chưa từng được bắt gặp sống ở khu vực như vậy. Trong số này có Monoplacophoran - loài nhuyễn thể nhỏ giống con sao sao và gần như không thay đổi gì trong suốt quá trình tiến hóa.
"Những bản đồ cực kỳ chi tiết này được tạo ra bằng công nghệ tiên tiến nhất. Diện tích mà các bản đồ thể hiện được và độ phức tạp của đáy biển mà chúng tiết lộ đều thật phi thường", Jyotika Virmani, giám đốc điều hành Viện Đại dương Schmidt, cho biết.
Trong chuyến thám hiểm, tàu Falkor (too) cũng quay trở lại một "nhà trẻ" cá đuối trắng Thái Bình Dương (Bathyraja spinosissima) ở cánh đồng miệng phun thủy nhiệt được phát hiện gần Galápagos vào năm 2018. Đây là một trong hai địa điểm hiếm hoi trên Trái đất được xác nhận là nơi ấp trứng của loài vật này. Địa điểm còn lại được phát hiện vào tháng 7/2023 ngoài khơi bờ biển Canada, ước tính có tới một triệu quả trứng cá đuối.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn thăm lại cánh đồng miệng phun thủy nhiệt đầu tiên được phát hiện trên Trái đất và đưa vào bản đồ vào năm 1977. Cánh đồng này mang tên Rose Garden, nằm dọc theo đường Đứt gãy Galápagos. Nhóm nghiên cứu trên tàu Falkor (too) đã lập bản đồ Rose Garden với độ phân giải 3 cm. Họ cũng tạo ra những hình ảnh siêu âm (công nghệ chuyển âm thanh thành hình ảnh trực quan), giúp tìm hiểu xem hoạt động thủy nhiệt thay đổi như thế nào theo thời gian.

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ
Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Lợn biển đực 38 tuổi chết vì giao phối với anh trai
Kết quả khám nghiệm cho thấy lợn biển Hugh ở Phòng thí nghiệm và Thủy cung Mote Marine, Florida, chết do những vết thương khi giao phối với anh trai.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.
