Cánh đồng tỏi tây khoe sắc dưới ánh đèn LED

Nghệ sĩ người Hà Lan Daan Roosegaarde kết hợp công nghệ với vẻ đẹp tự nhiên của thực vật để tạo nên màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục.

Ánh sáng đầy mê hoặc từ đèn LED màu đỏ, xanh lam và tím càng tô điểm cho vẻ đẹp yên bình của một trong những cánh đồng tỏi tây ở thị trấn Lelystad của Hà Lan. Đây là ý tưởng của nghệ sĩ Daan Roosegaarde - người muốn bày tỏ lòng kính trọng đối với những người nông dân và truyền cảm hứng cho họ thử nghiệm ánh sáng nhân tạo trong canh tác ngoài trời.

Cánh đồng tỏi tây khoe sắc dưới ánh đèn LED
Cánh đồng tỏi tây phát sáng.

"Dự án mang tên "Grow" là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Một mặt, tôi muốn làm điều gì đó từ góc độ sáng tạo, thiết kế và đổi mới để thể hiện vẻ đẹp của nền nông nghiệp bền vững và mặt khác - đó là sở thích cá nhân của tôi - nhằm làm nổi bật vai trò của khoa học ánh sáng", Roosegaarde chia sẻ.

Sử dụng đèn LED chuyên dụng để hỗ trợ cây trồng trong nhà kính đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Nhiều trang trại "thẳng đứng" ở thành thị đang sản xuất rau sạch hoàn toàn bằng ánh sáng nhân tạo. Roosegaarde tin rằng đèn LED cũng có tiềm năng tượng tự đối với các trang trại ngoài trời ở vùng nông thôn.

"Ở đâu đó và bằng cách nào đó, khái niệm "công thức ánh sáng" đã xuất hiện. Đó là một bước sóng ánh sáng cụ thể được thiết kế để kích hoạt thứ gì đó. Con người rất nhạy cảm với ánh sáng và thực vật cũng vậy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng đỏ và xanh lam giúp thực vật phát triển tốt hơn, trong khi ánh sáng cực tím giúp tăng sức đề kháng cho cây và nhờ đó giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu, điều này đã được áp dụng từ nhiều năm nay tại các nông trại trong nhà nhưng chưa ai làm điều đó ngoài trời", Roosegaarde cho biết thêm.


Màn trình diễn ánh sáng đèn LED trên cánh đồng tỏi tây ở Hà Lan hôm 13/1. (Video: Reuters).

Mục tiêu của Roosegaarde là mở rộng dự án Grow tới 40 quốc gia, trong đó mỗi màn trình diễn ánh sáng sẽ được kết hợp với một loại cây trồng đặc hữu của địa phương hoặc quốc gia đó bằng "công thức ánh sáng" riêng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện về con nhện đi săn nhện: Thạo binh pháp như

Chuyện về con nhện đi săn nhện: Thạo binh pháp như "Gia Cát Lượng", đầy mưu hèn kế bẩn để săn mồi bằng mọi giá

Loài nhện này có một thân hình bé xíu, nhưng trí thông minh của chúng thì chẳng hề bé chút nào!

Đăng ngày: 19/01/2021
Ký sinh trùng trong thịt chưa nấu chín có thể gây ung thư não

Ký sinh trùng trong thịt chưa nấu chín có thể gây ung thư não

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy ký sinh trùng Toxoplasma gondii trong thịt sống, nước thải bị ô nhiễm, có thể gây bệnh ung thư não hiếm gặp.

Đăng ngày: 13/01/2021
Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua 1kg phải chi gần 1 triệu

Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua 1kg phải chi gần 1 triệu

Chúng ta thường chỉ thấy và sử dụng quả kỷ tử màu đỏ, vậy loài màu đen có gì khác biệt mà giá cao đến thế

Đăng ngày: 10/01/2021
Trung Quốc lai tạo giống bông mới để cắt giảm ô nhiễm

Trung Quốc lai tạo giống bông mới để cắt giảm ô nhiễm

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lai tạo ra một giống bông mới có thể tiến đến cắt giảm việc sử dụng màng phủ nông nghiệp và tránh ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 09/01/2021
Phát hiện loài hoa siêu hiếm còn tồn tại ở Hawaii

Phát hiện loài hoa siêu hiếm còn tồn tại ở Hawaii

Bất chấp nhiều nỗ lực của các nhà nghiên cứu tìm kiếm " họ hàng" của nó, cho đến nay loài hoa Hawaii bản địa này dường như là độc nhất vô nhị.

Đăng ngày: 06/01/2021
Loại virus có khả năng lây nhiễm cao và tốc độ nhanh khi trời rét

Loại virus có khả năng lây nhiễm cao và tốc độ nhanh khi trời rét

Trong thời tiết lạnh, khắc nghiệt, tế bào đường hô hấp của chúng ta dễ bị tổn thương kéo theo nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa.

Đăng ngày: 05/01/2021
Phát hiện về lá đòng giúp cải thiện hiệu suất cây lúa

Phát hiện về lá đòng giúp cải thiện hiệu suất cây lúa

Sự khác biệt trong khả năng quang hợp của lá đòng giữa các giống lúa khác nhau mở ra cơ hội lai tạo cây trồng cho năng suất cao hơn.

Đăng ngày: 05/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News