Cảnh sao chổi xanh "ma quái" tiến tới gần Trái Đất

Theo các nhà thiên văn học, ngôi sao chổi có màu xanh lá cây ma quái mang tên 103P/Hartley đã di chuyển ở vị trí gần với Trái Đất nhất vào ngày 20/10 và mọi người trên có thể quan sát được nó bằng mắt thường trong đêm.

Nhà thiên văn học người Áo Malcolm Hartley đã phát hiện sao chổi này vào tháng 3 năm 1986. Lần quay trở lại phía trong của Hệ mặt trời gần đây nhất là vào năm 1991, và các nhà thiên văn học đã xác định được thông số quỹ đạo của nó.

Vì nó là sao chổi có chu kỳ tuần hoàn thứ 103 được phát hiện, cho nên nó được gọi là sao chổi 103P, nhưng vì nó là sao chổi thứ 2 trong số 3 sao chổi mang tên Hartley nên nó còn có tên khác là Hartley 2.

Với chu kỳ quỹ đạo của nó là 6,5 năm, trải dài từ bên ngoài quỹ đạo của Sao Mộc đến gần quỹ đạo Trái đất. Đây là lần thứ 4 sao chổi này đi vào vùng trong của Hệ mặt trời kể từ khi nó được phát hiện. Nó sẽ đạt đến độ sáng cấp 5 khi đến gần Trái đất trong tháng 10.

Trong đêm 20/10, sao chổi Hartley 2 đã tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách gần nhất kể từ khi được phát hiện tới nay là 17,7 triệu km và khoảng cách này gấp 45 lần khoảng cách giữa Trái đất với Mặt trăng.


Ảnh nhà thiên văn học ở Ý bắt được cảnh sao chổi Hartley 2 lướt qua thiên hà NGC 281 (màu hồng) hay còn được gọi là Tinh vân Pacman hôm 2 tháng 10 trong hành trình tiến tới hệ mặt trời của nó. Ở vị trí này sao chổi cách Trái Đất khoảng 26 triệu km.


Kính viễn vọng Hubble chụp hình ảnh của sao chổi hôm 25 tháng 9. Hình ảnh này được chụp khi sao chổi cách Trái đất 32 triệu km.


Ảnh hồng ngoại chụp sao chổi xanh Hartley 2 từ tàu thăm dò của NASA hôm 2/10. Trong ảnh hồng ngoại có thể thấy rõ đuôi của sao chổi tạo thành một vệt mờ. Hơn 5 tháng trước khi sao chổi tiếp cận mặt trời, bức xạ mặt trời đã tác động khiến bề mặt băng giá của sao chổi bắt đầu bốc hơi tạo ra đuôi bụi khổng lồ kéo dài khoảng 1,7 triệu km.


Tàu vũ trụ Deep Impact của NASA cũng chụp được ảnh của sao chổi Hartley 2 từ ngày 5/9.


Cảnh sao chổi tiến gần tới Trái Đất.


Sao chổi Hartley 2 (ô vuông xanh lá cây) trong vũ trụ bên cạnh các tinh vân khác

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News