Cặp chim cánh cụt trống lần đầu ấp trứng thành công

Hai con chim cánh cụt Humboldt trống, Elmer và Lima, lần đầu ấp trứng hộ và chăm sóc con non mới nở trong vườn thú New York.

Cặp chim cánh cụt trống đã trải qua một cuộc thử nghiệm để kiểm tra khả năng chăm sóc trứng, trước khi chính thức nhận nuôi con non, Vườn thú Rosamond Gifford ở Syracuse, New York (Mỹ), nơi nuôi dưỡng hai con chim cánh cụt, cho biết.

"Không phải tất cả cặp chim cánh cụt đều ấp trứng giỏi, nhưng Elmer và Lima rất gương mẫu trong mọi khía cạnh”, Giám đốc vườn thú Ted Fox cho biết, Guardian đưa tin.

Cặp chim cánh cụt trống lần đầu ấp trứng thành công
Chim cánh cụt Humboldt là một loài dễ bị tổn thương, có nguồn gốc từ bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ. (Ảnh: AFP).

Trước tiên, các chuyên gia đã thử nghiệm cặp đôi này bằng cách đặt một quả trứng giả vào chiếc tổ mà chúng đã xây dựng cùng nhau từ mùa thu năm 2021.

Sau khi cặp đôi này vượt qua bài kiểm tra, các chuyên gia đã thay thế quả trứng giả này bằng một quả trứng thật. Cặp đôi thay nhau ấp trứng cho đến khi con non nở ra, ông Fox cho biết.

“Con non sẽ tiếp tục được chăm sóc bởi cả Elmer và Lima, vì chúng đang làm rất tốt. Một khi chúng có kinh nghiệm làm việc này và tiếp tục thể hiện tốt, chúng sẽ được xem xét để nuôi dưỡng những quả trứng khác trong tương lai”, ông Fox nói.

Các nhân viên vườn thú cho biết quả trứng được Elmer và Lima chăm sóc đến từ một cặp chim cánh cụt khác, cặp này từng vô tình làm vỡ trứng của chúng.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, loài chim cánh cụt Humboldt có nguồn gốc từ bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ, được xếp vào danh sách động vật dễ bị tổn thương.

Đến nay, một số vườn thú khác cũng đã thành công trong việc giúp những cặp chim cánh cụt đồng tính cùng nhau chăm sóc trứng và con non.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 6 loài hổ quý hiếm nhất hành tinh

Top 6 loài hổ quý hiếm nhất hành tinh

Số lượng hổ có trong tự nhiên liên tục sụt giảm trong những thập kỷ qua. Hiện tại số lượng hổ ngoài thiên nhiên chỉ chưa đầy 4.000 con.

Đăng ngày: 02/02/2022
Gấu nâu tàn sát 38 con tuần lộc sau kỳ ngủ đông

Gấu nâu tàn sát 38 con tuần lộc sau kỳ ngủ đông

Một con gấu nâu tích cực săn mồi thức giấc sau kỳ ngủ đông và giết 38 con tuần lộc non chỉ trong một tháng và 18 con nai sừng tấm non vào tháng tiếp theo.

Đăng ngày: 01/02/2022
Kỳ đà hoa chui lên từ bồn cầu nhà dân khiến ai thấy cũng giật mình

Kỳ đà hoa chui lên từ bồn cầu nhà dân khiến ai thấy cũng giật mình

Kỳ đà hoa ngoi lên từ bồn nước và nhìn ngó xung quanh trong khoảng ba phút, sau đó lại chui xuống và biến mất.

Đăng ngày: 30/01/2022
Bị hổ ngoạm cổ, lợn rừng chật vật phản đòn để giành sự sống

Bị hổ ngoạm cổ, lợn rừng chật vật phản đòn để giành sự sống

Hổ cái ngoạm cổ lợn rừng, vừa lôi đi vừa dùng chân trước tấn công, trong khi con mồi cố gắng vùng vẫy để thoát thân.

Đăng ngày: 29/01/2022
Con dơi và những siêu năng lực đáng ghen tị

Con dơi và những siêu năng lực đáng ghen tị

Hơn 1.400 loài dơi sinh sống trên khắp thế giới, ngoại trừ Nam Cực và một vài hòn đảo xa xôi. Điều gì khiến loài vật có vú biết bay này phủ sóng đến vậy?

Đăng ngày: 29/01/2022
Cụ rùa khổng lồ 190 tuổi già nhất hành tinh vẫn nỗ lực ghép đôi

Cụ rùa khổng lồ 190 tuổi già nhất hành tinh vẫn nỗ lực ghép đôi

" Kỷ lục gia" mới thuộc phân loài rùa khổng lồ Seychelles, sống trên đảo St. Helena với thức ăn yêu thích là bắp cải, dưa chuột, cà rốt.

Đăng ngày: 28/01/2022
Phát hiện loài

Phát hiện loài "khỉ ma" mới và rắn hổ mây màu cam ở khu vực Mekong

" Khỉ ma" và rắn hổ mây màu cam ăn sên nằm trong số 224 loài mới được phát hiện dọc sông Mekong, theo báo cáo của Quỹ Thiên nhiên Hoang dã Thế giới (WWF).

Đăng ngày: 28/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News