Cặp lợn biển sắp được giải cứu sau hàng chục năm nuôi nhốt

Cặp lợn biển Romeo và Juliet, sau khoảng 60 năm bị nuôi nhốt, dự kiến được chuyển đến một cơ sở rộng rãi và nhận sự chăm sóc tốt hơn.

Cặp
Lợn biển Juliet (trái) và một con lợn biển khác tên Phoenix bơi trong thủy cung Miami Seaquarium ở Key Biscayne, Florida, năm 2014. (Ảnh: Alan Diaz/AP)

Lợn biển đực 67 tuổi Romeo và lợn biển cái 61 tuổi Juliet sống trong thủy cung Miami Seaquarium, Florida, từ khi chúng còn là con non. Tuy nhiên, việc nuôi nhốt chúng hàng thập kỷ trong điều kiện ngày càng tệ sẽ sớm kết thúc nhờ sự can thiệp của các cơ quan sinh vật hoang dã liên bang và một chiến dịch của các nhà hoạt động vì quyền động vật. Chúng sẽ được chuyển đến một cơ sở với không gian rộng hơn, Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ (FWS) chia sẻ với Guardian hôm 1/12.

Theo tổ chức UrgentSeas, cặp đôi Romeo và Juliet đã bị chia cách suốt nhiều tháng và đang phải chịu đựng "sự giam cầm khủng khiếp". Tháng trước, tổ chức này đăng video lên mạng xã hội X cho thấy Romeo bơi một mình trong chiếc bể hình tròn chật hẹp của Miami Seaquarium và thu hút hơn 3,3 triệu lượt xem. Lợn biển là động vật có tính xã hội và phải chịu đau khổ về mặt tâm lý khi không được sống theo đàn hoặc theo đôi, nhưng Romeo phải ở một mình, UrgentSeas cho biết.

FWS cũng đang xem xét một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố hồi mùa thu, trong đó nêu bật nhiều vi phạm của Miami Seaquarium về chăm sóc thú y, trình độ nhân viên và điều kiện nuôi nhốt động vật. Romeo, Juliet và một con lợn biển trẻ hơn chưa rõ tên sẽ được di dời cùng nhau. Tất cả chúng đều gặp vấn đề sức khỏe và việc di dời được đánh giá là "rủi ro cao", nhưng vẫn cần thiết cho sức khỏe của chúng trong tương lai.


Thước phim ghi hình vào tháng 11/2023 cho thấy lợn biển Romeo sống một mình trong bể nhỏ. (Video: UrgentSeas)

Đặc biệt, Romeo có các vấn đề về sức khỏe và chế độ ăn nên phải được chăm sóc cẩn thận, đồng nghĩa nó khó có thể được thả về tự nhiên. Bể của Romeo từng thiếu nơi trú nắng trong ít nhất 10 ngày, khiến con vật phải tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp có hại. Một điểm vi phạm nghiêm trọng khác là nó bị bỏ mặc mà không có bạn đồng hành kể từ khi ba con lợn biển trẻ sống cùng được thả về đại dương vào mùa xuân.

Hoạt động di dời lợn biển dự kiến diễn ra khoảng giữa tháng này, sớm nhất vào tuần sau. FWS chưa tiết lộ điểm đến cuối cùng của nhóm lợn biển, nhưng mục tiêu là một cơ sở cung cấp cho chúng không gian để bơi cùng những con lợn biển khác và nhận được sự chăm sóc đặc biệt.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên cá mập miệng to mang thai dạt vào bờ biển

Lần đầu tiên cá mập miệng to mang thai dạt vào bờ biển

Các nhà khoa học lần đầu tiên bắt gặp xác cá mập miệng to (Megachasma pelagios) mang thai dạt vào bờ biển Barangay Ipil, Dipaculao Aurora, Philippines.

Đăng ngày: 06/12/2023
Cánh đồng miệng phun thủy nhiệt dài 600m dưới biển

Cánh đồng miệng phun thủy nhiệt dài 600m dưới biển

Địa điểm mới phát hiện có những cụm miệng phun thủy nhiệt cao 10 - 15 m và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật.

Đăng ngày: 05/12/2023
Bắt được tôm hùm lưỡng tính hai màu 50 triệu con có một

Bắt được tôm hùm lưỡng tính hai màu 50 triệu con có một

Một con tôm hùm cực hiếm gặp ở Maine có cơ thể phân đôi hai màu độc đáo với giới tính trái ngược.

Đăng ngày: 02/12/2023
Đôi cá voi sát thủ tìm cách cứu đồng loại hấp hối

Đôi cá voi sát thủ tìm cách cứu đồng loại hấp hối

Hai con cá voi sát thủ nhỏ nhiều lần cố gắng đẩy con đực già yếu lên mặt nước để nó có thể hít thở.

Đăng ngày: 01/12/2023
Loài cá bơi lộn ngược cả đời để câu mồi

Loài cá bơi lộn ngược cả đời để câu mồi

Tư thế bơi kỳ lạ có thể giúp cá lồng đèn mũi roi bắt con mồi to và nhanh hơn mà không cắn nhầm chính mình.

Đăng ngày: 28/11/2023
Phát hiện núi ngầm dưới biển cao gấp đôi tháp Burj Khalifa

Phát hiện núi ngầm dưới biển cao gấp đôi tháp Burj Khalifa

Các nhà khoa học tìm thấy ngọn núi khổng lồ dưới Thái Bình Dương với chiều cao khoảng 1.600m, gấp đôi Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới.

Đăng ngày: 27/11/2023
Sứa vẫn biết học hỏi dù không có não

Sứa vẫn biết học hỏi dù không có não

Trang Popular Science dẫn một nghiên cứu của Đại học Copenhagen cho biết sứa hộp Caribbean thực sự có thể học hỏi từ trải nghiệm trước đó mà không cần đến não.

Đăng ngày: 27/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News