Cặp thiên hà tương tác cách xa 220 triệu năm ánh sáng

Kính viễn vọng không gian Hubble gửi về Trái đất bức ảnh tuyệt đẹp chụp hai thiên hà ràng buộc lẫn nhau trong không gian xa xôi.


Hệ thống Arp 86 trong chòm sao Phi Mã. (Ảnh: NASA/ESA).

Hệ thống được đặt tên là Arp 86 bao gồm thiên hà xoắn ốc có thanh chắn NGC 7753 và thiên hà dạng thấu kính NGC 7752, trong đó NGC 7753 là thiên hà hạt nhân có kích thước lớn vượt trội, còn NGC 7752 là thiên hà vệ tinh có quỹ đạo dường như gắn liền với một nhánh xoắn ốc của thiên hà chính. Chúng nằm cách Trái đất khoảng 220 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Phi Mã.

"Vũ điệu hấp dẫn giữa hai thiên hà cuối cùng có thể dẫn đến việc NGC 7752 bị ném văng ra ngoài không gian, hoặc hoàn toàn bị nuốt chửng bởi 'gã hàng xóm' khổng lồ", Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết.

Hình ảnh tuyệt đẹp trên được tổng hợp dựa trên các quan sát hồng ngoại, quang học và tia cực tím từ Máy ảnh Khảo sát Tiên tiến (ACS) trên kính viễn vọng không gian Hubble, Máy ảnh Năng lượng tối (DECam) trên kính viễn vọng Victor M. Blanco và Trạm khảo sát Bầu trời Kỹ thuật số Sloan (SDSS) ở New Mexico. Các nhà thiên văn học đã sử dụng 9 bộ lọc để lấy mẫu các bước sóng ánh sáng khác nhau, tạo ra màu sắc sống động cho bức ảnh.

Arp 86 được liệt kê trong danh sách các thiên hà kỳ dị biên soạn năm 1996. Quan sát mới từ Hubble sẽ tạo nền tảng để kính viễn vọng không gian James Webb - dự kiến phóng vào cuối năm nay - nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ giữa các ngôi sao trẻ và đám mây khí lạnh nơi chúng hình thành trong hệ thống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News