Carbon màu nâu nguy hiểm được phát hiện trong không khí ở Himalaya

Himalaya có những đỉnh cao nhất so với bất kỳ dãy núi nào trên Trái đất và là nơi có trữ lượng băng tuyết lớn nhất bên ngoài vòng Bắc Cực và Nam Cực.

Nhưng việc ở trên cao và biệt lập đã không giúp khu vực này tránh được ô nhiễm không khí công nghiệp.

Một báo cáo mới đã phân tích thành phần của các hạt trong không khí trên dãy núi trải dài qua Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Bhutan, Nepal, và phát hiện ra sự hiện diện dồi dào đến mức đáng báo động của carbon nâu.

Carbon màu nâu nguy hiểm được phát hiện trong không khí ở Himalaya
Carbon nâu là carbon trộn với ôxy nhưng cũng có dấu vết của các nguyên tố khác.

Carbon trong khí quyển được chia thành carbon đen và carbon nâu. Trong đó, carbon đen là một chất dạng hạt mịn, chủ yếu là carbon nguyên chất. Nó thường được hình thành trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn ở nhiệt độ cao và là thành phần chính của muội than.

Carbon nâu là carbon trộn với ôxy nhưng cũng có dấu vết của các nguyên tố khác như nitơ, lưu huỳnh và kali. Chất này chủ yếu được tạo ra trong quá trình đốt sinh khối hoặc thảm thực vật và cuối cùng tạo ra những quả cầu hắc ín, những quả cầu nhỏ, nhớt chỉ có kích thước vài trăm nanomet.

Các nghiên cứu trước đây từ lâu đã làm nổi bật ảnh hưởng của carbon đen trong khu vực và theo dõi cách các hạt sol khí này di chuyển dọc theo quỹ đạo của khối không khí từ Trung Quốc và Ấn Độ đến Cao nguyên Tây Tạng và Himalaya. Carbon nâu đã bị nghi ngờ đi theo con đường tương tự.

Những mẫu không khí được lấy tại một trạm ghi độ cao từ xa trên sườn phía bắc của dãy Himalaya và nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng 28% trong số hàng nghìn hạt được phát hiện là những quả cầu hắc ín.

Những quả cầu hắc ín này vừa hấp thụ ánh sáng vừa hấp thụ nhiệt, khiến băng tuyết khó phản xạ lại tia Mặt trời và do đó sông băng dễ tan chảy hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn mì ăn liền liên tục?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn mì ăn liền liên tục?

Tùy thuộc vào sản phẩm bạn mua, mỗi sản phẩm mì ăn liền có thể chứa 1000 mg natri (hoặc nhiều hơn). Với lượng muối lớn như vậy nạp vào cơ thể, nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch và đột quỵ là rất cao.

Đăng ngày: 10/11/2020
Tìm thấy lá thư do chim bồ câu vận chuyển hơn 100 năm trước

Tìm thấy lá thư do chim bồ câu vận chuyển hơn 100 năm trước

Một cặp đôi đi dạo ở miền Đông nước Pháp phát hiện chiếc lọ nhỏ, bên trong đựng bức thư của một người lính Phổ, ngày gửi từ hơn một thế kỷ trước.

Đăng ngày: 10/11/2020
Nhiệt độ trung bình cơ thể người giảm theo thời gian

Nhiệt độ trung bình cơ thể người giảm theo thời gian

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California đã phát hiện ra nhiệt độ trung bình cơ thể người đang giảm xuống theo từng năm, nhưng họ vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân của hiện tượng này.

Đăng ngày: 10/11/2020
Vì sao người Ai Cập thời cổ đại sợ chết ở xứ người?

Vì sao người Ai Cập thời cổ đại sợ chết ở xứ người?

Người Ai Cập thời cổ đại thờ cúng rất nhiều vị thần và tin rằng tồn tại thế giới cõi âm. Đặc biệt, họ rất sợ việc qua đời ở xứ người cũng vì lý do tín ngưỡng này.

Đăng ngày: 10/11/2020
Robot đào hầm metro Hà Nội về đến cảng Hải Phòng

Robot đào hầm metro Hà Nội về đến cảng Hải Phòng

Những bộ phận đầu tiên của robot đào hầm metro đã được đưa về đến cảng Hải Phòng. Việc lắp ráp sẽ hoàn thành vào giữa tháng 1/2021.

Đăng ngày: 10/11/2020

"Bốc mùi" không kém gì đậu phụ thối, loại đặc sản này còn "mọc lông"

Không chỉ có mùi khó ngửi, món đậu phụ này lên men tới độ mọc lớp lông dài bên ngoài rồi mới được mang đi chế biến.

Đăng ngày: 09/11/2020
Bí ẩn về “lũ lụt hồ băng” đã có lời giải

Bí ẩn về “lũ lụt hồ băng” đã có lời giải

Một bí ẩn lâu đời trong việc nghiên cứu các sông băng tình cờ được giải quyết bởi một nhóm do nhà sinh vật học vũ trụ. Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Đăng ngày: 09/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News