Cassius - Cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới

Cassius giữ kỷ lục thế giới Guinness dành cho cá sấu nuôi nhốt lớn nhất từ năm 2011 với chiều dài 5,5m.

Cassius, cá sấu lớn nhất thế giới sống trong môi trường nuôi nhốt, vừa qua 120 tuổi hay ít nhất đó là độ tuổi ước tính của nó, theo các nhà khoa học. Rất khó xác định độ tuổi của cá sấu dựa trên kích thước. Khi chúng tới tuổi trưởng thành, tốc độ phát triển của cá sấu chậm lại và cuối cùng ngừng lại. Những con cá sấu lớn nhất thường lớn khác thường ở tuổi chưa thành niên, và con đực luôn lớn hơn con cái.

Cassius - Cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới
Cassius có tuổi thọ ước tính khoảng 120 năm. (Ảnh: ABC News)

"Không có cách nào để biết độ tuổi thực của Cassius bởi nó ra đời trong tự nhiên và tuổi tác chỉ là ước tính", Live Science hôm 7/6 dẫn lời Toody Scott, nhân viên chăm sóc Cassius ở Công viên cá sấu Marineland trên đảo Green. Sinh nhật của con cá sấu nước mặn dài gần 5,5m được quyết định cách đây vài năm và thời điểm này trong năm không phải mùa sinh sản cá sấu ở miền bắc Australia.

Năm 1984, các nhà nghiên cứu bắt con cá sấu ở trang trại chăn nuôi gia súc phía tây nam Darwin, Australia sau khi người chủ phàn nàn về việc mất vật nuôi. Khi Cassius được ước tính khoảng 30 – 80 tuổi, nó là con cá sấu lớn nhất từng bị bắt sống ở Australia, theo Grahame Webb, nhà nghiên cứu tham gia bắt giữa con vật.

Gần 40 năm sau và sau 35 năm sống trên đảo Green, con cá sấu khổng lồ vẫn tiếp tục phát triển. Cassius là một ca khó bắt đối với Webb và cộng sự vào thập niên 1980. Cá sấu lớn là mục tiêu chủ chốt của thợ săn, vì vậy giới nghiên cứu hiếm có cơ hội tìm hiểu về chúng. Những con cá sấu trưởng thành sốt sót qua mùa săn rất đáng sợ. Tuy nhiên, Cassius không giống như vậy. Trong khi cá sấu già thường rất nhút nhát và hờ hững, nó là một trong những con cá sấu hoạt bát và thu hút nhất.

Cá sấu nước mặn (Crocodylus porosus) thường sống hơn 70 năm, theo tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận Oceana. Con cá sấu nước mặn lớn nhất từng bị bắt tên là Lolong (6,17 m) ở Philippines.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một người đàn ông trưởng thành có thể dùng tay không đánh bại chó sói không?

Một người đàn ông trưởng thành có thể dùng tay không đánh bại chó sói không?

Trong nhiều câu chuyện và sự kiện có thật, chó sói được miêu tả là một loài hung dữ chuyên tấn công vật nuôi và con người.

Đăng ngày: 08/06/2023
Mòng biển tấn công cá voi ngoài khơi Argentina

Mòng biển tấn công cá voi ngoài khơi Argentina

Mòng biển tảo bẹ thường nhắm vào lưng của cá voi trơn phương nam, đe dọa khả năng phục hồi của loài vật nguy cấp này.

Đăng ngày: 08/06/2023
Lần đầu các nhà khoa học phát hiện cá sấu trinh sản

Lần đầu các nhà khoa học phát hiện cá sấu trinh sản

Con cá sấu Mỹ sống cô độc trong chuồng của công viên bò sát suốt 16 năm đẻ ổ trứng 14 quả, gây bất ngờ cho các nhân viên vườn thú.

Đăng ngày: 08/06/2023
Trăn Miến Điện giúp chuột xâm chiếm Florida

Trăn Miến Điện giúp chuột xâm chiếm Florida

Trăn Miến Điện xâm hại giết chết nhiều kẻ thù tự nhiên của chuột, tạo điều kiện cho chúng sinh sôi và xâm chiếm vùng Everglades.

Đăng ngày: 07/06/2023
Việc giết một loài ăn thịt lớn khác bằng vũ khí trước mặt một con hổ có khiến nó sợ con người không?

Việc giết một loài ăn thịt lớn khác bằng vũ khí trước mặt một con hổ có khiến nó sợ con người không?

Đây là một câu hỏi khá đặc thù, liên quan đến tâm lý và thói quen hành vi của động vật, cũng như sự hiểu biết và thái độ của con người đối với động vật, đặc biệt là đối với các loài ăn thịt lớn.

Đăng ngày: 06/06/2023
Năm 2005, 1.500 con cừu bất ngờ lao xuống vách đá tự sát tập thể, chuyên gia chỉ ra sai lầm đáng tiếc

Năm 2005, 1.500 con cừu bất ngờ lao xuống vách đá tự sát tập thể, chuyên gia chỉ ra sai lầm đáng tiếc

1.500 con cừu cùng nhau lao xuống vách đá tự sát vào năm 2005 hóa ra là do một sai lầm đáng tiếc. Đó là gì?

Đăng ngày: 05/06/2023
Loài nhện nguy hiểm nhất thế giới có thể tự điều chỉnh nọc độc

Loài nhện nguy hiểm nhất thế giới có thể tự điều chỉnh nọc độc

Một phân tích mới về nhện mạng phễu cho thấy các yếu tố như nhịp tim và khả năng phòng thủ có thể tác động đến tỷ lệ hóa chất được phân phối trên đầu nanh tạo ra nọc độc của chúng.

Đăng ngày: 03/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News