Câu chuyện về "cha đẻ" của múi giờ

Cách đây hơn 140 năm, nhà giáo dục người Mỹ Charles F. Dowd đã tạo ra múi giờ. Ngày nay, múi giờ chi phối lịch trình làm việc, ngủ nghỉ của hầu hết mọi người trên toàn thế giới.

Charles Ferdinand Dowd (25/4/1825 - 12/11/1904) tại Madison, bang Connecticut (Mỹ). Theo Hiệp hội Lịch sử Madison, Dowd là một giáo viên chuyên nghiệp. Ông từng là sinh viên của đại học danh tiếng Yale và dành cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Câu chuyện về cha đẻ của múi giờ
Ông Charles Ferdinand Dowd. (Ảnh: Foxnews).

Ông và vợ là bà Harriet đã thành lập Chủng viện Temple Grove ở Saratoga Springs, New York vào năm 1868 và điều hành trường này trong hơn 30 năm.

Ý tưởng về múi giờ ban đầu của Dowd vào năm 1869 có liên quan lịch trình xe lửa trong thời kỳ mà thời gian được đo ở mỗi địa phương bằng Mặt trời. Đầu những năm 1800, Mặt trời đóng vai trò là “đồng hồ” chính thức ở Mỹ và thời gian được tính dựa trên buổi trưa ở mỗi thành phố hoặc thời điểm Mặt trời lên cao nhất.

"Phương pháp này dẫn đến việc tạo ra hơn 300 múi giờ trên khắp nước Mỹ. Chưa kể đến chênh lệch về giờ địa phương tùy thuộc vào vị trí", hãng đường sắt Union Pacific chia sẻ. Sự phát triển nhanh chóng của đường sắt cho thấy lục địa Bắc Mỹ rất rộng lớn, đồng thời bộc lộ những hạn chế của giờ Mặt trời ngay cả giữa những khoảng cách ngắn.

Câu chuyện về cha đẻ của múi giờ
Tàu hỏa của Union Pacific tại California năm 1964. (Ảnh: Getty Images).

Điều này dẫn đến hỗn loạn trong lập kế hoạch cho hệ thống đường sắt đang ngày càng mở rộng. Đáng chú ý nhất là việc hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa vào ngày 10/5/1869.

Sáng kiến của ông Dowd đã biến giờ Mặt trời tự nhiên thành giờ chuẩn do con người quy định. Tờ Indianapolis Sentinel khi đó nhận xét: “Mặt trời không còn quản lý công việc nữa”.

Kế hoạch của Dowd tập trung quanh bốn múi giờ, ở các kinh tuyến 75, 90, 105 và 120. Ông sử dụng kinh tuyến 75, chạy qua bang New York, làm cơ sở cho Giờ chuẩn miền Đông của mình. Sau đó, ông ấn định ba kinh tuyến xuyên quốc gia: Tiêu chuẩn Trung tâm (90); Tiêu chuẩn miền núi (105); Tiêu chuẩn Thái Bình Dương (120). Thời gian của mỗi vùng được đặt cách nhau một giờ.

Ông Dowd phát hành một cuốn sách nhỏ có tiêu đề "Hệ thống thời gian quốc gia cho đường sắt" vào năm 1870. Sau đó, ông tìm được một người ủng hộ có ảnh hưởng là kỹ sư đường sắt William F. Allen.

Thời điểm đã đến vào ngày 18/11/1883. Theo Hiệp hội Lịch sử, Allen đã có mặt tại tòa nhà Hệ thống Điện báo Western Union ở thành phố New York để chứng kiến việc thực hiện kế hoạch. Đồng hồ được khởi động lại và Giờ chuẩn miền Đông ra đời. Allen đã thuyết phục được các quan chức đường sắt chấp nhận múi giờ này.

Hệ thống thời gian mà ngành đường sắt đi tiên phong chưa trở thành luật liên bang cho đến khi Đạo luật Giờ chuẩn được thông qua tại Mỹ vào ngày 19/3/1918.

Câu chuyện về cha đẻ của múi giờ
Nhà ga trung tâm tại Manhattan, New York mở cửa năm 1913, ba thập niên sau khi ngành đường sắt Mỹ áp dụng múi giờ. (Ảnh: Foxnews).

Sau dự án múi giờ, Dowd lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Thành phố New York vào năm 1888. Cùng năm đó, ông được phong làm thành viên của Hiệp hội Khoa học, Văn học và Nghệ thuật London. Tại cuộc họp lớp ở Yale, ông được gọi là “cha thời gian”, đồng thời được ghi nhận là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất của Yale vì phát minh có tác động quốc tế.

Dowd qua đời dưới bánh xe của một đầu máy xe lửa ở Saratoga Springs vào khoảng 5:30 chiều 12/11/1904. Khi đó, ông hưởng thọ 79 tuổi.

Hơn chục quốc gia đã đồng ý áp dụng múi giờ thống nhất, được xây dựng dựa trên mô hình của Dowd ngay từ năm 1884.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Roger Bacon - Thầy dòng lừng danh tìm kiếm tri thức

Roger Bacon - Thầy dòng lừng danh tìm kiếm tri thức

Dù sống trong thời đại kinh viện, Roger Bacon để lại câu nói mà nhân loại muôn đời nhớ ơn: " Mọi tri thức đều bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tiễn".

Đăng ngày: 09/01/2024
Cuộc đời thăng trầm của thiếu niên từng tự xây lò phản ứng hạt nhân tại nhà

Cuộc đời thăng trầm của thiếu niên từng tự xây lò phản ứng hạt nhân tại nhà

Một thiếu niên 17 tuổi từng khiến cả nước Mỹ rúng động vì tự chế tạo lò phản ứng hạt nhân ngay trong nhà kho của gia đình. Chàng trai này đã qua đời ở tuổi 40, nhưng không phải vì nhiễm phóng xạ.

Đăng ngày: 05/01/2024
Hai nhà khoa học Việt được vinh danh

Hai nhà khoa học Việt được vinh danh "công trình nghiên cứu tác động nhất"

Nhóm tác giả TS Thái Hoàng Chiến và TS Phùng Văn Phúc được trao giải EABE Best Paper Awards 2023 dành cho bài báo xuất sắc có tác động khoa học nhất trong vòng ba năm qua.

Đăng ngày: 02/01/2024
Giống lúa cao sản đưa nhà khoa học Việt thắng giải VinFuture 2023

Giống lúa cao sản đưa nhà khoa học Việt thắng giải VinFuture 2023

Nhận 5 gram hạt giống lúa IR36 gửi qua đường bưu điện từ GS Gurdev Singh Khush, GS Võ Tòng Xuân nghiên cứu đánh bại " giặc rầy nâu" tàn phá mùa màng.

Đăng ngày: 21/12/2023
Robinson ngoài đời thực: Một mình sinh sống nơi hoang dã suốt 30 năm trước khi ra đi ở tuổi 83

Robinson ngoài đời thực: Một mình sinh sống nơi hoang dã suốt 30 năm trước khi ra đi ở tuổi 83

Richard Louis Proenneke là một nhà tự nhiên học, nhà bảo tồn, nhà văn và nhiếp ảnh gia động vật hoang dã tự học người Mỹ, ông đã sinh sống một mình ở vùng hoang dã Alaska lạnh lẽo trong 30 năm.

Đăng ngày: 15/12/2023
Những điều chưa biết về người tìm ra Insulin - Thần dược cho người bị tiểu đường

Những điều chưa biết về người tìm ra Insulin - Thần dược cho người bị tiểu đường

Từ đầu thế kỷ 20, các bệnh nhân tiểu đường có thể sống một cuộc đời ổn định, lâu dài và hữu ích hơn nhờ một loại “thần dược” - đó là chất Insulin.

Đăng ngày: 14/12/2023
Nhà phát minh da đen từng cạnh tranh với Thomas Edison

Nhà phát minh da đen từng cạnh tranh với Thomas Edison

Nhà phát minh Granville T. Woods từng thắng Edison trong vụ kiện về bằng sáng chế cho hệ thống điện báo cảm ứng giúp cách mạng hóa ngành vận tải.

Đăng ngày: 05/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News