Vì sao việc mang vũ khí bên mình thời xưa là chuyện nhỏ, nhưng "tàng trữ" áo giáp là tội tày trời?

Trong lịch sử loài người, đã có một thời kỳ dài sử dụng vũ khí lạnh. Trên chiến trường, "dài một tấc là mạnh, ngắn một tấc là rủi ro".

Từ thời Xuân Thu, binh lính được trang bị giáo, dao ngắn, cung tên và khiên, các đội được sắp xếp theo cấu hình cấp bậc, mỗi cuộc chiến trở thành một "cỗ máy chiến đấu khổng lồ". Để bảo vệ thân và đầu của các chiến binh khỏi bị thương, áo giáp bắt đầu xuất hiện.


Việc sử dụng áo giáp đã cải thiện đáng kể sức mạnh của quân lính thời bấy giờ. (Hình minh họa: Sunnews).

Ban đầu người ta chỉ sử dụng da thú và tre, nứa, về sau dần dần phát triển thành các sản phẩm bằng đồng và sắt. Cùng với thời gian, ngày càng nhiều các loại áo giáp được sử dụng trong quân lính. Việc sử dụng áo giáp đã cải thiện đáng kể sức mạnh của quân lính thời bấy giờ.

Theo ghi chép lịch sử, một bộ giáp kỵ binh đòi hỏi sự phối hợp của hơn 40 thợ thủ công để chế tạo và trải qua 8 quá trình, tổng thời gian mất hơn 200 ngày. Giá trị thực của áo giáp này tương đương với thu nhập của một gia đình nông dân bình thường trong hơn 5 năm.

Vào thời cổ đại, mức độ kiểm soát vũ khí được thả lỏng hơn nhiều so với áo giáp. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu vương quốc, ông đã làm một việc là tịch thu vũ khí và sử dụng chúng để đúc đồng.

Áo giáp là một món đồ xa xỉ, nếu sở hữu riêng sẽ bị kết án tử hình. Theo luật cổ, áo giáp là tài sản quốc gia. Trừ khi qua đời trên chiến trường bởi kẻ thù, nếu không, việc mất áo giáp và vũ khí sẽ bị trừng phạt.


Áo giáp của chiến binh thời xưa. (Ảnh: Daydaynews).

Trong một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình, chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp những người lính hay những người dân thường mang theo một thanh đao bên mình. Nhưng ngoài thủ lĩnh ra, chưa từng thấy ai tự ý mặc áo giáp ra ngoài.

Cổ Duy trong "Phân tích cuộc cách mạng lịch sử của áo giáp cổ đại Trung Quốc" cho biết: Vũ khí và áo giáp là những vật dụng đặc thù, vì vậy triều đình phải kiểm soát những người sở hữu chúng. 

Theo quan niệm xưa, hạn chế áo giáp hiệu quả hơn hạn chế sử dụng vũ khí.

  • Lý do thứ nhất, là nhân dân có áo giáp hay không cũng không gây bất tiện cho sản xuất và đời sống.
  • Thứ hai, không có áo giáp nghĩa là khả năng phòng thủ thấp, thuận lợi cho chính quyền trấn áp.
  • Thứ ba, quy trình sản xuất áo giáp rất tốn kém, chu kỳ chế tạo kéo dài, khó sản xuất vì vậy cần tăng cường kiểm soát.

Tóm lại, một trong những lý do tại sao áo giáp lại được các nhà cai trị của mọi triều đại ưu tiên quan tâm là để hạn chế rủi ro khi người dân sở hữu các loại vũ khí nguy hiểm, có thể gây ra bạo loạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Đăng ngày: 13/02/2025
Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Đăng ngày: 13/02/2025
Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Bạn đã bao giờ lấy đá từ trong tủ lạnh ra để uống café hay nước ngọt nhưng chưa kịp cho vào ly thì ngay lập tức phát hiện ra nó đã dính chặt vào tay?

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao con thiêu thân thích

Vì sao con thiêu thân thích "đâm đầu" vào ánh sáng?

Dù là ánh sáng của lửa, của bóng đèn hay từ ti vi, điện thoại, những con thiêu thân cũng không ngần ngại mà lao thẳng vào.

Đăng ngày: 05/02/2025
Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết không chỉ có tác dụng trang trí mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng trong truyền thống dân tộc ta.

Đăng ngày: 03/02/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 29/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News