Cầu dẫn nước khổng lồ 2.000 năm không cần vữa

Cầu dẫn nước Segovia tồn tại từ thời La Mã, được xây từ khoảng 20.400 khối đá granite, đa số nặng 1 tấn nhưng không sử dụng vữa.

Cầu dẫn nước Segovia là một ví dụ kinh điển về kiến trúc vận chuyển nước của người La Mã - thiết kế đơn giản nhưng tráng lệ và bền chắc một cách đáng kinh ngạc. Công trình được xây dựng nhằm đưa nước từ sông Frío cách đó 17 km đến thành phố và đã thực hiện nhiệm vụ này suốt 2.000 năm qua. Ấn tượng hơn, hệ thống dẫn nước được xây dựng mà không cần đến một gram vữa nào.

Cầu dẫn nước khổng lồ 2.000 năm không cần vữa
Cầu dẫn nước Segovia ở Tây Ban Nha. (Ảnh: SeanPavonePhoto/Fotolia).

Thành phố Segovia nằm cách Madrid, Tây Ban Nha, khoảng 100km về phía tây bắc. Ban đầu, đây là một khu định cư của người Celtic, sau đó rơi vào tay người La Mã khoảng năm 80 trước Công nguyên. Dưới thời La Mã, Segovia đã phát triển thành một thị trấn quan trọng của vùng Hispania (bán đảo Iberia ngày nay).

Cầu dẫn nước Segovia xây từ những khối đá granite xếp chồng lên nhau không cần vữa và không có khung gia cố, được xây dựng vào cuối thế kỷ 1 hoặc đầu thế kỷ 2. Các nhà khoa học không rõ chính xác vì dòng chữ khắc trên những tảng đá của cầu dẫn nước, vốn giúp xác định cụ thể ngày xây dựng, đã bị mòn. Bằng chứng khảo cổ cho thấy khả năng công trình được xây vào đầu thế kỷ 2 cao hơn, trong thời kỳ cai trị của hoàng đế La Mã Trajan hoặc Hadrian.

Tận dụng độ cao tự nhiên, nước từ trên núi được đưa qua một kênh ngầm đến một bể chứa lớn mang tên El Caserón. Từ đây, nước tiếp tục chảy tới một tòa tháp gọi là Casa de Aguas. Tại đó, nước được gạn lọc tự nhiên, cát sẽ lắng lại trước khi nước tiếp tục hành trình, đi thêm 728m qua cầu dẫn nước trên cao tới quảng trường Plaza de Díaz Sanz.

Với những mái vòm đôi cao chót vót được chống đỡ bằng những cột đá đồ sộ, cầu dẫn nước Segovia trông rất ấn tượng. Việc xây cầu không dùng vữa có lẽ bắt nguồn từ vấn đề thiếu đá vôi để sản xuất xi măng ở khu vực này. Tuy nhiên, chính việc thiếu xi măng có thể đã góp phần dẫn đến sự trường tồn vì giúp cây cầu đủ linh hoạt để sống sót sau những trận động đất nhỏ.

Người xưa đã sử dụng khoảng 20.400 khối đá granite để xây cầu dẫn nước Segovia. Khối lớn nhất trong số đó nặng 2 tấn, các khối 1 tấn được dùng phổ biến hơn. Chúng được kéo lên cao gần 30m với sự hỗ trợ của cần trục gỗ, bằng chứng để lại là các lỗ trong khối đá. Các cạnh tròn của khối đá một phần là nguyên bản, một phần do sự phong hóa của đá granite vốn tương đối mềm theo thời gian.

Cầu dẫn nước Segovia không tồn tại nguyên vẹn suốt 2.000 năm. Vào thế kỷ 11, cuộc xâm lược của Yahya ibn Ismail Al-Mamun, người cai trị Taifa of Toledo, đã phá hủy khoảng 36 vòm đá. Một số khối đá rơi ra sau đó được dùng để xây lại lâu đài của vua Alfonso VI. Vào thế kỷ 15, những phần hư hỏng được xây lại cẩn thận để không thay đổi kiểu dáng ban đầu. Đầu thế kỷ 19, mọi tòa nhà liền kề với cầu dẫn nước bị phá bỏ để giúp việc sửa chữa trở nên dễ dàng hơn và tăng tính toàn vẹn cấu trúc.

Dù được coi là một trong những cầu dẫn nước trên cao của La Mã được bảo tồn tốt nhất, cầu dẫn nước Segovia ngày nay cũng không còn hoạt động tốt. Sự xói mòn và mục nát khiến nước rò rỉ từ cầu cạn phía trên, chất ô nhiễm từ ôtô cũng khiến các khối đá granite xuống cấp và nứt vỡ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà máy đầu tiên kết hợp thu giữ carbon và lọc nước mặn

Nhà máy đầu tiên kết hợp thu giữ carbon và lọc nước mặn

Nhà máy tích hợp giúp loại bỏ 50.000 tấn CO2 mỗi năm, đồng thời sản xuất nước ngọt từ nước mặn sẽ được xây tại khu công nghiệp Daesan.

Đăng ngày: 23/01/2024
Kính viễn vọng mới NASA sẽ xuyên qua bức màn vật chất tối vào năm 2027

Kính viễn vọng mới NASA sẽ xuyên qua bức màn vật chất tối vào năm 2027

Kính viễn vọng Nancy Grace Roman của NASA sẽ ra mắt vào năm 2027, nhằm mục đích làm sáng tỏ những bí ẩn về vật chất tối.

Đăng ngày: 22/01/2024
Trung Quốc xây tổ hợp đường hầm gió lớn nhất thế giới

Trung Quốc xây tổ hợp đường hầm gió lớn nhất thế giới

Tổ hợp 18 đường hầm gió nằm rải rác trên cả nước giúp Trung Quốc cho ra đời máy bay chở khách lớn đầu tiên sản xuất nội địa mang tên C919.

Đăng ngày: 22/01/2024
Thế giới chạm đến việc xây dựng nhà máy điện ngoài không gian

Thế giới chạm đến việc xây dựng nhà máy điện ngoài không gian

Thu hoạch điện mặt trời ngoài không gian hiện là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Dự án này liệu có khả thi trong cuộc đua năng lượng xanh tương lai.

Đăng ngày: 21/01/2024
Công trình được ví như kênh đào Suez cổ đại

Công trình được ví như kênh đào Suez cổ đại

Dưới sự chỉ đạo của nhiều đời pharaoh, kênh đào nối liền sông Nile với Biển Đỏ ra đời và tồn tại tới thế kỷ 8.

Đăng ngày: 15/01/2024
“Đổ” 20 tỷ USD xuống biển, Nhật Bản khiến thế giới kinh ngạc với công trình tưởng chừng bất khả thi

“Đổ” 20 tỷ USD xuống biển, Nhật Bản khiến thế giới kinh ngạc với công trình tưởng chừng bất khả thi

Với khoản đầu tư lên tới 20 tỉ USD, sân bay Quốc tế Kansai nằm ở giữa Vịnh Osaka ngoài khơi bờ biển Honshu, Osaka của Nhật Bản, khiến không ít du khách phải bất ngờ.

Đăng ngày: 14/01/2024
Cầu băng tải thép được mệnh danh

Cầu băng tải thép được mệnh danh "tháp Eiffel nằm ngang"

Với chiều dài 502 m và trọng lượng 13.600 tấn, cầu băng tải F60 thậm chí còn đồ sộ hơn nhiều so với tháp Eiffel nổi tiếng.

Đăng ngày: 11/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News