Cấu hình mới nhất của trạm vũ trụ Trung Quốc

Thước phim do cơ quan bay vũ trụ có người lái Trung Quốc chia sẻ hôm 14/6 cho thấy trạm vũ trụ Thiên Cung ở cấu hình mới sau một loạt nhiệm vụ đến và đi từ trạm.


Hình dáng mới nhất của trạm Thiên Cung sau hàng loạt thay đổi gần đây. (Video: Space)

Tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 5 tách khỏi trạm Thiên Cung hôm 5/5, giải phóng cổng ghép nối cho nhiệm vụ cung cấp vật tư tiếp theo. Tàu Thiên Châu 6 chở đầy nhu yếu phẩm, thí nghiệm khoa học và nhiên liệu đẩy, phóng lên trạm Thiên Cung hôm 11/5, giúp chuẩn bị cho đoàn phi hành gia tiếp theo.

Trung Quốc phóng nhiệm vụ có người lái Thần Châu 16 hôm 30/5, đưa 3 phi hành gia lên trạm Thiên Cung trong nhiệm vụ kéo dài 5 tháng. Họ tiếp quản trạm vũ trụ từ phi hành đoàn Thần Châu 15, đã quay trở lại Trái đất hôm 4/6. Cuối cùng, tàu Thiên Châu 5 hoàn thành nhiệm vụ bay tự do và ghép nối với trạm Thiên Cung lần nữa hôm 5/6. Tàu chở hàng này sẽ tiếp nhận rác từ trạm Thiên Cung trước khi rời khỏi quỹ đạo trong thời gian tới.

Cấu hình mới nhất của trạm vũ trụ Trung Quốc
Tàu vũ trụ Thần Châu 16 ghép nối với cổng ở module lõi Thiên Hòa của trạm.

Trong video, tàu vũ trụ Thần Châu 16 ghép nối với cổng ở module lõi Thiên Hòa của trạm. Cửa sập chốt gió kho hàng của module thí nghiệm Mộng Thiên có thể thấy qua camera toàn cảnh bên ngoài module.

Phi hành đoàn Thần Châu 16 bao gồm chỉ huy Jing Haipeng và đồng nghiệp Zhu Yangzhu cùng chuyên gia về tải trọng Gui Haichao, cư dân Trung Quốc đầu tiên trong vũ trụ, sẽ tiến hành một loạt nhiệm vụ trong thời gian ở trạm Thiên Cung. Họ sẽ hoàn thành lắp đặt nhiều thiết bị lớn bên ngoài trạm, bao gồm thí nghiệm phơi bức xạ và nhiều bộ phận khác ở mặt ngoài module Mộng Thiên.

Theo lịch trình, bộ ba cũng sẽ nghiên cứu hiện tượng lượng tử mới và làm thí nghiệm liên quan tới kiểm nghiệm thuyết tương đối tổng quát và khám phá nguồn gốc sự sống. Họ sẽ tham gia các lớp học khoa học trực tuyến. Họ là phi hành đoàn thứ 5 bay tới trạm Thiên Cung và thứ hai từ khi trạm vũ trụ 3 module hoàn thiện vào tháng 11/2022.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn ở trung tâm Dải Ngân Hà

Bí ẩn ở trung tâm Dải Ngân Hà

Các ngôi sao quay quanh hố đen khổng lồ tại Dải Ngân Hà luôn là một vấn đề phức tạp trong giới nghiên cứu thiên văn.

Đăng ngày: 24/06/2023
Thay đổi trên Trái đất sau ngày dài nhất năm

Thay đổi trên Trái đất sau ngày dài nhất năm

Simon Proud, nhà khoa học ở Trung tâm quan sát Trái đất tại Anh, chia sẻ video mô tả đường rạng đông (đường phân chia giữa ban ngày và ban đêm) khi nó di chuyển quanh năm.

Đăng ngày: 23/06/2023
Trái đất có thể ở bên trong một hố đen?

Trái đất có thể ở bên trong một hố đen?

Nếu nhìn Trái đất trong vũ trụ, Hệ Mặt trời của chúng ta dường như được bao quanh bởi hàng tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 22/06/2023
Sự thật phía sau cơ sở phòng chống vi khuẩn ngoài không gian của NASA

Sự thật phía sau cơ sở phòng chống vi khuẩn ngoài không gian của NASA

Một phân tích mới cho thấy các quan chức của NASA đã đánh giá quá cao khả năng chứa vi khuẩn ngoài hành tinh sau lần hạ cánh đầu tiên lên Mặt trăng của nhân loại.

Đăng ngày: 22/06/2023
Mặt trời có thực sự phổ biến trong Dải Ngân hà không?

Mặt trời có thực sự phổ biến trong Dải Ngân hà không?

99,8% khối lượng trong Hệ Mặt Trời là do Mặt Trời chiếm giữ, với tư cách là ngôi sao duy nhất, Mặt Trời nắm chắc vị trí thống trị trong toàn bộ hệ sao.

Đăng ngày: 22/06/2023
Hé lộ nguyên mẫu máy bay siêu thanh chạy bằng hydro

Hé lộ nguyên mẫu máy bay siêu thanh chạy bằng hydro

Startup hàng không vũ trụ châu Âu Destinus hé lộ nguyên mẫu máy bay hydro Destinus 3 tại triển lãm Paris Air Show diễn ra từ ngày 19 - 25/6.

Đăng ngày: 22/06/2023
Hôm nay, “ánh sáng DaVinci” hiện ra khi 2 hành tinh thẳng hàng Mặt trăng

Hôm nay, “ánh sáng DaVinci” hiện ra khi 2 hành tinh thẳng hàng Mặt trăng

Không chỉ Mặt trăng tỏa ánh sáng bạc xuống Trái đất mà Trái đất cũng có lúc chiếu sáng ngược lại vệ tinh của mình, tạo nên một “bóng trăng ma” hiếm gặp đúng ngày Hạ chí 21-6.

Đăng ngày: 21/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News