“Cầu lửa vũ trụ” mạnh nhất thập kỷ chạm vào Trái đất

Quả cầu lửa được tạo ra bởi ngọn lửa cấp X5, một kỷ lục mới của chu kỳ Mặt trời thứ 25.

Theo dự báo của Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương (NOAA) của Mỹ, quả cầu lửa sẽ chạm đến Trái đất trong ngày 2-1 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức từ 12 giờ trưa 2-1 đến 12 giờ trưa 3-1 theo giờ Việt Nam.

“Cầu lửa vũ trụ” mạnh nhất thập kỷ chạm vào Trái đất
Một quả cầu lửa bùng lên từ Mặt trời - (Ảnh đồ họa: BBC).

Quả cầu lửa vũ trụ này có tên gọi chính thức là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME), được giải phóng từ một ngọn lửa Mặt trời cấp X5.

Ngọn lửa này bùng lên vào lúc 4 giờ 55 phút sáng 1-1 theo giờ Việt Nam, lao dần về phía Trái đất.

Theo Space.com, đó cũng là ngọn lửa mạnh nhất từng được ghi nhận trong chu kỳ Mặt trời thứ 25 mà chúng ta đang trải qua, dự báo sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2025 trước khi chuyển đột ngột sang giai đoạn bình lặng.

Khi ngọn lửa Mặt trời xảy ra, quả cầu lửa CME được hình thành dưới dạng bong bóng ở vành nhật hoa của ngôi sao mẹ, là phần khí quyển bên ngoài.

Một điều may mắn cho Trái đất là quả cầu lửa này dự kiến sẽ chỉ sượt qua phần bong bóng từ tính của hành tinh, tức chạm nhẹ vào phần ngoài của tử quyển.

Tuy vậy, nó đủ gây ra một cơn bão địa từ cỡ nhỏ loại G1, ảnh hưởng chút ít đến hạ tầng thông tin liên lạc, bởi sự rối loạn tạm thời trong một phần từ quyển.

Trong khi đó, một số vùng ở vĩ độ cao của Trái đất có cơ hội nhìn thấy cực quang tuyệt đẹp.

Nguồn gốc của ngọn lửa Mặt trời X5 đã tạo ra quả cầu lửa này được xác định là NOAA 3536, một nhóm vết đen Mặt trời. Nhóm NOAA 3636 cũng từng phóng ra một ngọn lửa Mặt trời rất mạnh trước đó - cấp X2.8 - vào ngày 14-12-2023.

Theo NASA, có 4 cấp độ cho ngọn lửa Mặt trời từ thấp lên cao là B, C, M, X.

Độ mạnh của chúng được tăng cấp số nhân giống thang Richter đo cường độ động đất, loại C mạnh gấp 10 lần ngọn lửa loại B, loại M gấp 100 lần loại B và loại X gấp 1.000 lần loại B.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thứ không ngờ đang giữ cho sự sống Trái đất tồn tại

Thứ không ngờ đang giữ cho sự sống Trái đất tồn tại

Nhiều " kẻ tấn công ngoài hành tinh" đã gặp phải sự cố bất ngờ khi tiến gần Trái đất.

Đăng ngày: 04/01/2024
Mô phỏng công thức của Einstein, các nhà khoa học chứng minh ánh sáng có thể tạo nên vật chất

Mô phỏng công thức của Einstein, các nhà khoa học chứng minh ánh sáng có thể tạo nên vật chất

Nếu được chứng minh bằng thực nghiệm, đây sẽ là một lời khẳng định nữa cho công thức nổi tiếng của Einstein.

Đăng ngày: 03/01/2024
Dải Ngân hà dường như đã trở thành một chiếc lồng vô hình đối với nhân loại!

Dải Ngân hà dường như đã trở thành một chiếc lồng vô hình đối với nhân loại!

Sau hàng ngàn năm phát triển, loài người đã đứng đầu chuỗi thức ăn của Trái đất. Con người ngày càng tò mò hơn về vũ trụ bao la.

Đăng ngày: 03/01/2024
Những nhiệm vụ không gian đáng trông đợi năm 2024

Những nhiệm vụ không gian đáng trông đợi năm 2024

Năm 2024 sẽ tiếp tục chứng kiến các nỗ lực khám phá Mặt trăng, những chuyến bay thử nghiệm của phương tiện mới và những kỷ lục mới xuất hiện.

Đăng ngày: 03/01/2024
NASA đặt mục tiêu

NASA đặt mục tiêu "chạm" tới Mặt trời vào năm 2024

Trong năm 2024, NASA sẽ chinh phục một trong những cột mốc quan trọng cho hành trình khám phá không gian của nhân loại.

Đăng ngày: 03/01/2024
Ấn Độ phóng thành công vệ tinh phân cực tia X

Ấn Độ phóng thành công vệ tinh phân cực tia X

Ngày 1/1, Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh phân cực tia X (XPoSat) lên quỹ đạo quanh trái đất để nghiên cứu các hố đen vũ trụ và Sao Neutron.

Đăng ngày: 03/01/2024
Những bí mật gì đang ẩn giấu đằng sau tín hiệu bí ẩn đến từ hướng chòm sao Scutum!

Những bí mật gì đang ẩn giấu đằng sau tín hiệu bí ẩn đến từ hướng chòm sao Scutum!

Liệu có người ngoài hành tinh trong vũ trụ hay không là một câu hỏi cổ xưa và vĩnh cửu.

Đăng ngày: 03/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News