Cầu thang bí mật bên bờ sông Nile: Tìm thấy khuê phòng công chúa 3.500 tuổi
Các nhà khoa học tìm ra cầu thang bí ẩn dẫn vào một hầm mộ, đây có thể là nơi an nghỉ của một công chúa Ai Cập nằm bên dưới vách đá nhỏ ở bờ tây sông Nile.
Theo Heritage Daily, những ước tính ban đầu cho thấy ngôi mộ có thể thuộc vương triều thứ 18 (năm 1550 - 1292 trước Công Nguyên), tức thuộc thời kỳ Tân Vương quốc của Ai Cập cổ đại.
Vương triều này còn được gọi là Vương triều Thutmosid, ám chỉ bốn pharaoh tên Thutmose, và cũng là giai đoạn mà một số pharaoh nổi tiếng nhất của Ai Cập như Hatshepsut, Amenhotep IV/Akhenaten và Tutankhamun lần lượt cai trị.
Hiện trường khai quật ngôi mộ bí ẩn rất có thể là của một công chúa Ai Cập - (Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập)
Ngôi mộ nằm ẩn dưới chân một vách đá nhỏ ở bở Tây sông Nile, nơi tọa lạc Thung lũng của các Nữ hoàng. Nhóm nghiên cứu phối hợp giữa Hội đồng Cổ vật tối cao của Ai Cập và Đại học Cambridge (Anh) đã tìm thấy những bậc thang đá dẫn xuống một phòng chôn cất.
"Khuê phòng" bí ẩn này được dựng nên cẩn thận nhưng trong tình trạng bảo quản kém do nhiều đợt lũ lụt từ thời cổ đại làm hư hỏng. Trầm tích đá vôi và cát do những cơn lũ bơm vào đã khiến các chữ khắc và nội thất bị hư hỏng nhiều, do đó các nhà khoa học không thể xác định cụ thể người nằm trong mộ là ai.
Tuy nhiên họ vẫn hy vọng khi đưa xác ướp và các vật tùy táng - có thể sẽ xuất hiện từ từ sau khi trầm tích bị lấy đi dần - sẽ tiết lộ thêm nhiều thông tin.
Kết luận ban đầu cho thấy mộ có thể thuộc về một thành viên hoàng gia ở cấp không quá cao, ví dụ một công chúa dòng dõi Thutmosid hay vợ của một trong các con trai pharaoh.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
