Cấu trúc khí lượn sóng trong dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn học hôm 7/1 công bố phát hiện dải khí hình lượn sóng dài tới 9.000 năm ánh sáng trong thiên hà Milky Way.

Cấu trúc khí lượn sóng trong dải Ngân Hà
Cấu trúc khí được đặt tên là "Sóng Radcliffe" (mô phỏng bằng những chấm đỏ) và Mặt Trời (mô phỏng bằng chấm vàng). (Ảnh: CNN).

Sóng Radcliffe được khám phá bằng cách sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Trước đây, dải khí khổng lồ này không được chú ý tới do có kích thước quá lớn và ở gần hệ Mặt Trời. Nhìn từ Trái Đất, nó bao phủ một nửa bầu trời khiến việc quan sát toàn bộ cấu trúc là rất khó khăn.

"Mặt Trời chỉ cách Sóng Radcliffe 500 năm ánh sáng tại điểm gần nhất. Nó ở ngay trước mắt chúng ta nhưng không ai nhìn ra nó cho đến bây giờ. Những gì chúng tôi quan sát được là một cấu trúc khí kết hợp, không phải hình tròn mà là dạng sóng nhấp nhô", João Alves, giáo sư vật lý thiên văn sao từ Đại học Vienna cho biết.

Theo ESA, đây là cấu trúc khí lớn nhất từng được phát hiện trong dải Ngân Hà. Nó dài tới 9.000 năm ánh sáng và rộng 400 năm ánh sáng. Để so sánh, thiên hà của chúng ta chỉ dày khoảng 1.000 - 2.000 năm ánh sáng.

"Chúng tôi không chắc chắn điều gì đã tạo nên hình dạng lượn sóng này, như thể có một thứ gì đó cực kỳ to lớn đã va chạm với thiên hà của chúng ta", Alves nói thêm. Một số giả thuyết đã được đưa ra, cho rằng Sóng Radcliffe là một khối vật chất tối hay sự tích tụ khí từ vầng hào quang của dải Ngân Hà, hoặc được hình thành từ các vườn ươm sao nối liền nhau.

Các chuyên gia hy vọng có thể tìm kiếm thêm các cấu trúc khí tương tự trong tương lai để giải mã nguồn gốc hình thành của chúng. Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được công bố trong cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ lần thứ 235 diễn ra ở Honolulu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA công bố những hình ảnh chưa từng thấy về

NASA công bố những hình ảnh chưa từng thấy về "lõi" Ngân Hà

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công một một loạt hình ảnh hiếm có về trung tâm Dải ngân hà.

Đăng ngày: 10/01/2020
Vì sao một sao chổi lại có nhiều đuôi?

Vì sao một sao chổi lại có nhiều đuôi?

Năm 1986 khi sao chổi Halley nổi tiếng quay lại, đuôi của nó đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người.

Đăng ngày: 10/01/2020
Học sinh 17 tuổi phát hiện hành tinh mới

Học sinh 17 tuổi phát hiện hành tinh mới

Sau ba ngày thực tập tại Trung tâm bay không gian Goddard, học sinh trường trung học Scarsdale tìm thấy một ngoại hành tinh mới trong hệ sao TOI 1338.

Đăng ngày: 10/01/2020
Lần đầu tiên phát hiện

Lần đầu tiên phát hiện "nhật thực" ở cặp sao Bắc Cực cổ đại thẳng hàng với kim tự tháp Ai Cập

Các nhà thiên văn học từ lâu đã hiểu rằng một ngôi sao tên là Thuban, có thể là sao Bắc Đẩu với người Ai Cập cổ đại, thực ra là một cặp sao. Các nhà thiên văn học của NASA gần đây đã phát hiện ra hai ngôi sao che lấp lẫn nhau.

Đăng ngày: 10/01/2020
Những sự kiện thiên văn không thể bỏ lỡ năm 2020

Những sự kiện thiên văn không thể bỏ lỡ năm 2020

Năm 2020, thiên nhiên không làm những người yêu thích bầu trời thất vọng bởi có rất nhiều tiêu điểm quan sát không thể bỏ qua.

Đăng ngày: 09/01/2020
Phát hiện thiên hà khổng lồ, lớn hơn dải Ngân hà 2,5 lần

Phát hiện thiên hà khổng lồ, lớn hơn dải Ngân hà 2,5 lần

Kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện UGC 2885, thiên hà xoắn ốc với kích thước lớn nhất từng ghi nhận.

Đăng ngày: 09/01/2020
Phát hiện hành tinh có thể chứa sự sống cách Trái đất 100 năm ánh sáng

Phát hiện hành tinh có thể chứa sự sống cách Trái đất 100 năm ánh sáng

TESS, chương trình “săn hành tinh” của NASA, đã tìm thấy một ngoại hành tinh có khả năng chứa sự sống đầu tiên có kích cỡ ngang với Trái đất, quay quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 08/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News