Cầu vồng lửa hút mắt người dân Singapore
Hiện tượng cầu vồng lửa đẹp mắt xuất hiện ở Singapore khi ánh sáng bị tán sắc khi đi qua các khối cầu băng li ti.
Cầu vồng lửa xuất hiện ở phía đông bắc Singapore vào khoảng 16h45 ngày 15/6, theo Straits Times. "Có vài đám mây đen quanh cầu vồng lửa", Eric Teo, sinh viên 19 tuổi cho biết chưa từng nhìn thấy cầu vồng lửa, nói. "Ngoài điểm này, trời khá quang đãng".
Hình ảnh cầu vồng lửa ở Singapore ngày 15/6. (Ảnh: Tay Cheong Soon).
"Thông thường bạn nhìn thấy cầu vồng sau cơn mưa. Nhưng cầu vồng này không bắc qua bầu trời, nó hình thành trong các đám mây", anh Tay Cheong Soon, 46 tuổi, cho biết. Hồi tháng 2, anh Tay Cheong Soon bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy cầu vồng lửa.
Cầu vồng lửa xuất hiện khi ánh sáng bị tán sắc do đi qua các khối cầu băng li ti hoặc giọt nước trong đám mây. Cầu vồng lửa thường xuất hiện vào chiều muộn trong những ngày trời nóng và ẩm, theo National Geographic.
Nhiều cầu vồng lửa hình thành trên các đám mây vũ tích, loại mây dày đặc phát triển theo phương thẳng đứng có liên quan đến giông và sự bất thường của khí quyển.
Hình ảnh cầu vồng lửa hồi tháng 2.

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.
