Cầy bắt rắn hổ mang
Với một đòn tấn công chính xác và mạnh, con cầy mangut hạ gục rắn hổ mang bành Ấn Độ và biến đối thủ thành bữa trưa.
Mặc dù không miễn nhiễm với nọc rắn, một số loài cầy mangut vẫn bắt rắn bằng cách cắn mạnh vào đầu đối thủ khiến rắn không thể dùng nọc.
Rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja) là một loài rắn độc phân bố ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Đây là loài rắn độc nguy hiểm nhất tại Nam Á. Mỗi khi đe dọa đối thủ, chúng nâng phần thân phía trên lên cao, phùng mang và phun phì phì.
Cầy mangut thuộc họ động vật có vú ăn thịt Herpestidae. Chúng sống ở châu Phi, châu Á và phía nam châu Âu. Các nhà khoa học đã thống kê được 37 loài cầy mangut. Đặc trưng của chúng là chân ngắn, mũi nhọn và tai nhỏ. Cầy mangut kiếm ăn vào ban ngày. Chiều dài thân của chúng từ 17 tới 90 cm, còn chiều dài đuôi từ 15 tới 30 cm. Cầy mangut sống đơn độc, theo cặp hoặc theo đàn. Chúng ăn động vật có vú nhỏ, chim, động vật bò sát, trứng và trái cây. Một số loài cầy mangut có thể sống cả trên cạn và dưới nước.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
