Cây cầu bằng rễ cây độc nhất trên hành tinh
Du khách đến với bang Meghalays ở Ấn Độ sẽ thật sự bị ngỡ ngàng trước một tác phẩm đẹp như tranh giả tưởng của tự nhiên.
Cherrapunji, một thị trấn ở Đông Bắc Ấn Độ, được biết đến là nơi ẩm ướt thứ hai trên Trái Đất, và nó cũng cũng được biết đến là vùng đất của những cây cầu sống. Ở đây những cây cầu không được xây dựng theo những cách thông thường, nó không hề bị xuống cấp theo thời gian, thay vào đó, chúng ngày càng phát triển và trở nên bền vững hơn. Các cây cầu sống này được làm từ rễ của cây Ficusastica - cây đa búp đỏ - loại cây có rễ phụ mọc trên mặt đất.
Trước tiên, họ trồng cây đa búp đỏ bên bờ sông. Khi phát triển, những rễ phụ của cây tủa ra từ thân và bám vào những tảng đá lớn dọc theo bờ sông. Dần dần, chúng vươn ra giữa dòng và bám vào bờ bên kia tạo thành cây cầu vững chắc và an toàn. Những cây cầu bằng rễ này có thể dài hơn 30m và chịu được trọng lượng của hơn 50 người cùng một lúc. Tuy nhiên, rễ phụ cần 10 đến 15 năm mới phát triển được đầy đủ.
Không giống như những cây cầu nhân tạo thông thường vốn yếu dần theo thời gian, những cây cầu sống này lại vững chắc hơn theo thời gian. Một số cây cầu ở đây được tạo thành từ những rễ cây đã hơn năm trăm (500) năm tuổi và có thể hỗ trợ 50 người di chuyển cùng một lúc. Cây cầu độc đáo nhất tại đây có tên là Umshiang Double-Decker Root Bridge - "Cầu rễ cây 2 tầng Umshiang".

Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Những bức ảnh phần nào nói lên sự ảnh hưởng đáng sợ của biến đổi khí hậu tới cuộc sống trên Trái đất.

Những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh
Bạn cứ nghĩ rằng phải là hổ, báo hay cá mập... mới thưc sự là những loài vật nguy hiểm? Nhầm to nhé, những loài động vật dưới đây tuy bé nhỏ nhưng lại nằm trong top những loại động vật nguy hiểm đối với con người.

12 di sản thiên nhiên độc đáo của thế giới
Đây là những nơi mang vẻ đẹp tự nhiên khác biệt, nằm trong danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, nhưng không phải bất kỳ du khách nào cũng biết đến những nơi này.

Ảnh cực hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam
Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn đến những năm đầu thập niên 1990.

Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Anh em nhà Wright, gồm Orville và Wilbur là những người đã đi tiên phong trong việc chế tạo ra cỗ máy có thể bay được mà chúng ta gọi là máy bay.

Kinh ngạc với 35 hình ảnh quen thuộc trở nên vô cùng kỳ quái dưới kính hiển vi
Cây kim, sợi chỉ, viên đường, muối tiêu, vết gỉ sét, con ruồi, muỗi... hết sức quen thuộc nhưng dưới kính hiển vi phóng đại thì vô cùng kỳ quái.
