"Cây cầu rừng" mang lại hy vọng cho loài khỉ sư tử vàng sắp tuyệt chủng

Lo ngại về sự sụt giảm số lượng của loài khỉ sư tử vàng Tamarin vốn đang bị đe dọa tuyệt chủng, các nhà bảo tồn ở bang Rio de Janeiro, Brazil đã xây dựng cây cầu bắc qua đường cao tốc để giúp những con khỉ di chuyển qua khu rừng rộng lớn hơn.


Một cây cầu sinh thái trên đường cao tốc liên bang ở Silva Jardim, thuộc bang Rio de Janeiro, Brazil, đóng vai trò như một hành lang di chuyển cho khỉ sư tử vàng Tamarin. (Ảnh: Reuters).

Lo ngại về sự sụt giảm số lượng của loài khỉ sư tử vàng Tamarin vốn đang bị đe dọa tuyệt chủng, các nhà bảo tồn ở bang Rio de Janeiro, Brazil đã xây dựng cây cầu bắc qua đường cao tốc để giúp những con khỉ di chuyển qua khu rừng rộng lớn hơn.

Rừng Atlantic thuộc bang Rio de Janeiro là nơi duy nhất trên thế giới loài khỉ sư tử vàng Tamarin vẫn còn tồn tại trong tự nhiên.

Trong vài thập kỷ qua, nỗ lực bảo tồn của Brazil đã tìm cách tăng số lượng của khỉ sư tử vàng, đưa loài này thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng. Nhưng bệnh sốt vàng da bùng phát vào năm 2018 đã xóa sổ 32% số lượng khỉ sư tử vàng. Ngày nay, ước tính còn khoảng 2.500 con khỉ sư tử vàng trong tự nhiên.


Một con khỉ sư tử vàng Tamarin. (Ảnh: Reuters).

Các nhà bảo tồn đặc biệt lo sợ cho một đàn khỉ sư tử vàng bị cô lập do đường cao tốc.

Ông Luis Paulo Marques Ferraz là Giám đốc điều hành của dự án siêu mô hình hoạt động để bảo vệ số lượng khỉ sư tử vàng Tamarin.


Nhà sinh vật học Andreia Martins quan sát một con khỉ sư tử vàng Tamarin trong rừng Atlantic. (Ảnh: Reuters).

Ông nói: "Về mặt di truyền, quần thể đó sẽ bị cô lập và điều đó thực sự tồi tệ. Chúng ta cần một khu rừng rộng lớn được bảo vệ và kết nối".

Cây cầu được xây dựng vào năm ngoái, trên cầu người ta trồng cây, bụi cỏ và thực vật với hy vọng tạo ra một hành lang tự nhiên hấp dẫn các loài linh trưởng này. Thảm thực vật được trồng vẫn còn non và sẽ cần thời gian mọc tốt hơn đủ để làm thức ăn cho khỉ.


 Một con khỉ sư tử vàng Tamarin còn non được nhìn thấy trong rừng Atlantic ở bang Rio de Janeiro, Brazil ngày 2/12. (Ảnh: Reuters).


Ba con khỉ sư tử vàng được nhìn thấy ở vùng rừng Atlantic. (Ảnh: Reuters).

Theo ông Ferraz, quần thể 2.000 con khỉ sư tử vàng phải có ít nhất 25.000 ha rừng. Nhưng rừng  đang bị chặn ngang bởi đồng cỏ, những con đường và thị trấn. Các nhóm bảo tồn ước tính rằng khỉ sư tử vàng Tamarin đã mất khoảng 95% môi trường sống ban đầu ở Brazil.

"Đó là lý do tại sao cây cầu được xây dựng ở đây rất quan trọng đối với chương trình bảo tồn loài khỉ sư tử vàng", ông Ferraz nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 17/05/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News