Cấy chất lỏng vào não người để thông minh hơn
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách lưu trữ dữ liệu trong chất lỏng, mở ra triển vọng về sự ra đời của một dạng cấy ghép vào não mới, đóng vai trò như "kho dữ liệu Google" bên trong cơ thể, giúp con người trở nên thông minh hơn.
Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã khám phá ra kỹ thuật cô đọng các bức ảnh, video và những tài liệu khác vào các hạt tí hon lơn lửng trong nước. Công nghệ có tên gọi "tin học ướt" này một ngày nào đó có thể được ứng dụng vào bộ não, cho phép con người tính toán nhanh hơn và gợi lại được nhiều thông tin hơn.
Theo tạp chí Soft Matter, các chuyên gia thuộc Đại học Michigan (Mỹ) đã lưu trữ thành công thông tin trong "các bó chất keo", những hạt tí hon biến đổi trạng thái khi được đặt vào chất lỏng. Sự thay đổi trạng thái ở những hạt này có thể được dùng để mã hóa cùng các chuỗi 0 và 1, vốn đang được lưu trữ trong công nghệ phần cứng ở dạng rắn hiện nay.
Các nhà nghiên cứu nhận định, một thìa chất lỏng chứa các hạt nano như trên có thể lưu trữ tới 1 terabyte dữ liệu, tức là tương đương với hơn 2.000 giờ ghi âm.
Giáo sư Sharon Glotzer, một kỹ sư hóa học và là thành viên nhóm nghiên cứu, mô tả sự gắn kết của các hạt nano giống như một dạng khối rubic xoay quanh một lõi trung tâm. Một cụm bộ nhớ gồm 12 hạt liên kết với một khối cầu trung tâm có thể tạo ra tới gần 8 triệu trạng thái riêng biệt, tương đương với 2,86 byte dữ liệu, tức là đủ để mã hóa 3 ký tự dạng chữ.
Nếu các nhà khoa học có thể đếm tất cả các dạng khác biệt đó và hiểu cách thức chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, khi đó họ có thể mã hóa thông tin, giáo sư Glotzer giải thích.
Trong các thử nghiệm, ông Glotzer và các cộng sự đã tạo ra một cụm bộ nhớ gồm 4 hạt trên khối cầu trung tâm. Bằng cách đun nóng chất lỏng, khối cầu gia tăng kích cỡ và các hạt tự tái sắp xếp chúng theo những cách nhất định.
Để việc lưu trữ thông tin trong chất lỏng trở thành ứng dụng khả thi, nhóm nghiên cứu cần tìm ra cách khóa nhốt các cụm bộ nhớ vào những hình dạng chuẩn xác ở thể tích chất lỏng lớn hơn. Và để tăng cường sức mạnh của bộ não, việc ứng dụng ngay lập tức công nghệ này có thể tạo ra những cảm biến thích ứng sinh học, chẳng hạn như giám sát lượng đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
