Cầy mangut cái gây chiến để giao phối với kẻ địch
Để giao phối với con đực từ đàn đối thủ, cầy mangut cái phát triển phương pháp khôn khéo để đánh lừa bạn tình bằng cách gây chiến.
Cầy mangut vằn là sinh vật giống mèo có những sọc sẫm màu trên lưng sống theo đàn nhỏ ở một số khu vực tại châu Phi. Loài vật có tính chiếm hữu lãnh thổ cao này hiếm khi rời khỏi đàn nơi chúng sinh ra. Vì lý do đó, các thành viên trong đàn thường có quan hệ gần gũi về mặt di truyền. Cầy mangut cái bước vào thời kỳ động dục cách nhau 7 - 10 ngày. Con đực sẽ đứng gác, che chắn con cái và xua đuổi tình địch.
Hai đàn cầy mangut vằn chuẩn bị giao chiến. (Ảnh: Dự án nghiên cứu cầy mangut vằn).
Nhưng cầy mangut cái có một cách đặc biệt để giải quyết vấn đề giao phối cận huyết, đó là cố ý gây chiến với đàn đối thủ rồi tranh thủ lúc hỗn loạn để lẻn tới và giao phối với con đực của đàn đó. Các nhà nghiên cứu đến từ hai trường đại học của Anh phát hiện hành vi này sau khi phân tích dữ liệu từ quần thể cầy mangut hoang dã trong Vườn quốc gia Queen Elizabeth ở Uganda. Họ công bố phát hiện hôm 9/11 trên tạp chí PNAS.
"Chúng tôi biết các đàn cầy mangut thường tham gia vào những trận chiến bạo lực và giờ chúng tôi đã rõ nguyên nhân", Michael Cant, giáo sư sinh vật học tiến hóa tại Trung tâm Sinh thái và Bảo tồn thuộc Đại học Eceter, cho biết. "Cầy mangut cái gây chiến giữa các đàn để tranh thủ lợi ích di truyền khi giao phối với cá thể ngoài đàn, trong khi con đực ở đàn của chúng phải trả giá".
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Exeter và Đại học Cambridge cho rằng chiến thuật giao phối trên giúp con cái tăng cường khả năng thích nghi di truyền của bản thân, bất chấp tổn hại cho các thành viên khác trong đàn. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Rufus Johnstone, giáo sư tiến hóa và hành vi ở Đại học Cambridge, tỷ lệ tử vong gắn liền với hành vi của cầy mangut cái tương tự như ở một số loài hay gây chiến nhất bao gồm sư tử, tinh tinh và con người. Dù cầy mangut cái chủ động gây chiến, chúng hiếm khi phải chịu hậu quả. Trong thời gian 16 năm, số ca tử vong do giao chiến giữa các đàn chủ yếu rơi vào con đực.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
