Cấy nanobot vào cơ thể gián, thử nghiệm điều trị khối u
Một nhóm các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Công nghệ nano và các vật liệu tiên tiến thuộc đại học Bar-Ilan (Israel) đang nghiên cứu chế tạo các robot siêu nhỏ có thể phản ứng với các kích thích hóa học và hoạt động trong cơ thể động vật sống như một máy vi tính thực thụ.
Điều này cho phép các nanobot - những robot chỉ nhỏ cỡ một phần tỷ mét - tuân theo những chỉ dẫn đặc biệt và làm được mọi thứ từ xác định các khối u tới chữa trị tổn thương ở các mô.
Các nhà khoa học đã dùng một công nghệ gọi là DNA origami (tạm dịch: xếp hình DNA) để chế tạo các robot này. DNA có dạng các chuỗi xoắn kép, và các chuỗi này có thể được nối với nhau để tạo nên những hình thù khác nhau.
Trong trường hợp này, các nhà khoa học đã nối DNA thành một dạng hộp kín có nắp, tạo nên một robot có tên E (viết tắt của Effector - tạm dịch: kẻ phản ứng). Cái “nắp” của chiếc hộp này sẽ mở ra khi một lượng phân tử nhất định va vào nó.
Những chiếc hộp robot này sau đó được đưa vào cơ thể loài gián có tên Blaberus discoidalis, một loài thường dùng làm đồ ăn cho bò sát nuôi trong nhà. Trong mỗi hộp chứa một chất hóa học có khả năng nhận ra các hemolymph - tế bào bạch cầu của gián. Chất hóa học trong hộp sẽ được gắn vào tế bào máu.
Tuy nhiên, thay vì chỉ đưa một loại robot vào cơ thể gián, các nhà khoa học dùng tới bốn loại "E," "P1," "P2," và "N." Ba loại robot đề cập ở phía sau mang các loại “chìa khóa” để “mở hộp” robot E khi có sự hiện diện của một hoặc nhiều hơn các kích thích hóa học.
Ví dụ, robot E chỉ phản ứng khi có đồng thời hai kích thích hóa học là X và Y, đưa thêm robot P1 vào sẽ khiến robot E chỉ phản ứng với kích thích X, trong khi đưa thêm robot P2 vào sẽ khiến robot E chỉ phản ứng với kích thích Y. Trong khi đó, robot N sẽ ngăn không cho phần đáy của robot E mở ra. Kết hợp với nhau, các robot này sẽ thực hiện được các hoạt động logic, như đếm số lần các chất hóa học kích thích một robot.
Thêm vào đó, nghiên cứu này cũng lần đầu tiên đề cập đến cơ chế logic cụ thể trong cơ thể của động vật sống, tạo một bước đà tiến tới việc thử nghiệm trên các loài sinh vật khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết, ví dụ như mật độ của các nanobot trong một khu vực cơ thể nhất định.
Nhiều thử nghiệm khác trên động vật cũng cần được tiến hành trước khi các nanobot được đưa vào sử dụng trong hoạt động y tế trên người.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
