Chai nhựa có 1 trong 3 ký hiệu sau là cực kỳ độc hại

Không phải loại nhựa nào cũng có thể tái sử dụng. Bạn nên hiểu những ký hiệu của nhà sản xuất để tránh dùng sai.

3 loại chai nhựa không nên tái sử dụng

Nhiều người có thói quen giữ lại cá chai đựng nước khoáng, nước ngọt để tái sử dụng. Việc tận dụng chai nhựa có thể giúp bảo vệ môi trường nhưng đây là một trong những thói quen mà các chuyên gia không khuyến khích vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Một số loại chai nhựa có thể chứa các chất hóa học gây hại cho sức khỏe. Việc sử dụng nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc, gây ra bệnh tật cho con người.

Do đó, khi sử dụng chai nhựa, bạn cần chú ý đến các ký hiệu trên chai. Thông thường dưới đáy chai nhựa cho một hình tam giác đánh số cho biết loại nhựa được sử dụng để làm ra chiếc chai.

Chai nhựa có 1 trong 3 ký hiệu sau là cực kỳ độc hại
Nếu thấy 1 trong 3 ký hiệu dưới đây, bạn không nên sử dụng lại chai nhựa.

Chai có ghi số 1 làm từ nhựa PET hoặc PETE. Loại này chỉ an toàn cho việc sử dụng một lần duy nhất. Trong quá trình sử dụng, nhựa tiếp xúc với oxy hoặc nhiệt độ cao (kể cả phơi nắng) sẽ tiết ra chất độc hại và hòa tan trong nước. Người uống phải loại nước chứa các chất độc hại thải ra từ nhựa sẽ gây hại cho sức khỏe.

Chai nhựa có ghi nhãn số 3 hoặc 7 làm từ nhựa PVC hoặc PC. Hai loại nhựa này có thể thải ra các hóa chất độc hại và ngấm vào thực phẩn, đồ uống. Việc sử dụng thực phẩm nhiễm độc lâu dài sẽ dẫn tới các tác hại nhất định đối với sức khỏe.

Bên cạnh đó, chai nhựa ghi nhãn số 2 và 4 (làm từ polyethylene) hoặc chai ghi nhãn số 5 và PP (làm từ polypropylene) là những loại bạn có thể tái sử dụng. Chúng phù hợp với nhiều mục đích, an toàn nếu bạn chỉ đựng nước lạnh. Trong quá trình sử dụng có thể làm sạch và khử trùng thường xuyên để vi khuẩn gây bệnh không sinh sôi.

Vệ sinh chai nhựa đúng cách

Chai nhựa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Việc thường chuyên chạm vào chai bằng tay bẩn hoặc rửa chai không đủ sạch sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh. Bạn cần vệ sinh chai nhựa thường xuyên bằng nước tẩy rửa chuyên dụng, giấm hoặc nước súc miệng kháng khuẩn và nước ấm.

Khi vệ sinh chai nước, hãy chú ý đến phần cổ chai. Những gen xoắn trên cổ chai và nắp có thể ẩn chứa nhiều mầm bệnh mà bạn không để ý vệ sinh kỹ. Vi khuẩn từ đây có thể đi trực tiếp vào cơ thể trong quá trình uống nước. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng ống hút khi uống nước bằng chai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Làm sao để ngừng lo nghĩ quá mức?

Làm sao để ngừng lo nghĩ quá mức?

Suy nghĩ quá nhiều và lo lắng thái quá sinh ra cảm giác ức chế, mệt mỏi, buồn phiền và có thể dẫn đến trầm cảm.

Đăng ngày: 14/08/2020
Chất độc được xếp vào nhóm gây ung thư mạnh, vẫn thường xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày mà ít người biết

Chất độc được xếp vào nhóm gây ung thư mạnh, vẫn thường xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày mà ít người biết

Benzopyrene có mặt rất nhiều trong cuộc sống, được tìm thấy trong than đá, khói thuốc lá và nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thịt nướng như gà nướng, cá nướng, sườn nướng trên than củi.

Đăng ngày: 14/08/2020
Không chỉ giải trí, game giờ được công nhận như thuốc chữa bệnh

Không chỉ giải trí, game giờ được công nhận như thuốc chữa bệnh

EndeavorRx là game được thiết kế nhằm thử thách não bộ trẻ em đang điều trị rối loạn tăng động

Đăng ngày: 14/08/2020
Tìm thấy bằng chứng nCoV bay lơ lửng xa đến 5 mét

Tìm thấy bằng chứng nCoV bay lơ lửng xa đến 5 mét

Các nhà khoa học lần đầu tiên 'bắt được' virus corona trong không khí xung quanh bệnh nhân COVID-19, chứng minh được nó còn sống và có khả năng xâm nhập tế bào.

Đăng ngày: 13/08/2020
Huyết tương là gì? Chức năng của huyết tương

Huyết tương là gì? Chức năng của huyết tương

Trong máu gồm có bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Huyết tương có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và nuôi dưỡng cơ thể.

Đăng ngày: 13/08/2020

"Nở 10 phân" khi sinh em bé là gì?

Nếu từng đưa vợ đi sinh em bé thì có thể anh em đã từng nghe cô hộ lý nói “bên này nở 4 phân rồi”, “bên kia mở 8 phân rồi”, “hay quá nở 10 phân rồi”...

Đăng ngày: 09/08/2020
Không chỉ xác nhận huyết thống, xét nghiệm ADN còn dự báo cả nguy cơ bệnh tật và tuổi thọ

Không chỉ xác nhận huyết thống, xét nghiệm ADN còn dự báo cả nguy cơ bệnh tật và tuổi thọ

Phân tích ADN có thể giúp cảnh báo các nguy cơ bệnh tật, việc xem xét các dấu hiệu sức khỏe để tìm các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiên, vì khi đó cơ thể đã bị tổn thương.

Đăng ngày: 08/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News