Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Từ xa xưa, con người đã khám phá ra vẻ đẹp tuyệt vời của các loại đá quý, biết sử dụng chúng để chữa bệnh, làm đồ trang sức… và thường dùng đá quý để cúng tế các vị thần cầu may mắn, bình an. Người phương Tây cổ cho rằng mỗi tháng trong năm gắn với một loại đá quý...

Quan niệm đó vẫn tồn tại đến tận ngày nay, khi muốn mua dùng hoặc tặng đá quý người ta thường tùy chọn theo tháng sinh của mình. Khi đeo trang sức đá quý theo phong thuỷ, tháng sinh hay đá quý theo cung Hoàng đạo, bạn sẽ luôn được đá quý hộ mệnh, mang lại may mắn, vui vẻ, thành công và thịnh vượng.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết thêm về các loại đá quý ứng với tháng sinh để có được lựa chọn phù hợp nhất nhé!

Tháng 1: Garnet - Ngọc hồng lựu

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Tượng trưng cho tình yêu vợ chồng và lòng chung thủy. Là món quà trang sức hoàn hảo cho quà cưới hoặc đính hôn.

Giúp dẫn đường trong đêm tối, giúp chủ nhân "sáng" hơn hẳn những người khác. Theo người Ai Cập, ngọc hồng lựu còn là thuốc giải vết rắn cắn và ngộ độc thức ăn. Giúp làm tăng sinh lực, tính nhẫn nại, giúp điều hoà nhịp tim và sự tuần hoàn máu.

Tháng 2: Amethyst - Thạch anh tím

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Trong tiếng Hy Lạp, từ amethystos, có thể được dịch là "không bị say". Thạch anh tím còn được xem là một loại thuốc có thể chống lại sự say rượu, đều này giải thích tại sao các cốc uống rượu thường khảm thạch anh tím vào.

Trong thần thọai Hy Lạp, Dionysus, vị thần rượi nho theo đuổi một thiếu nữ có tên là Amethystos nhưng nàng đã từ chối tình cảm của ông. Amethystos van xin các vị thần để giữ gìn sự trong trắng, thì nữ thần săn bắn, Artemis xuất hiện và trao cho cô một viên đá màu trắng. Để dẹp đi ý định bảo vệ sự trong trắng của Amethystos, Dionysus đổ rượu vào viên đá làm nó đổi thành viên pha lê màu đỏ tía. Một phiên bản khác cho rằng nữ thần Rhea tặng Dionysus viên đá thạch anh tím để giữ gìn sự đúng mực của người uống rượu.

Nó là biểu tượng của sự thông thái, niềm đam mê và hành động về tôn giáo, tâm hồn. Các thành viên có chức vụ của Nhà thờ Công giáo ở Roma theo truyền thống đeo các chiếc nhẫn có các hạt thạch anh tím lớn.

Tháng 3: Đá Aquamarine - Ngọc xanh biển

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Tương truyền loài đá này xuất phát từ hòm châu báu của nàng tiên cá, trôi dạt lên bờ từ dưới đáy biển.

Có thể trợ giúp những ai lên đênh trên biển vì thế nó là món quà quý giá đối với các thủy thủ và người hay đi biển. Nằm mơ thấy ngọc xanh biển cho thấy phải kết bạn mới. Ngoài kiến thức và tầm nhìn, người mang ngọc xanh biển còn có được tình yêu và sự trìu mến.

Ngoài đá Aquamarine thì Bloodstone và thạch anh cũng được chọn là viên đá cho người sinh vào tháng 3.

Bloodstone - Đá Heliotrophe

Bloodstone là 1 dạng biến thể của thạch anh, màu chủ đạo là xanh lá, màu đỏ gây ra là do khoáng chất có chứa oxít sắt.

Xa xưa, viên đá lạ này mang tên Heliotrophe nhưng đến thời trung cổ, người ta cho rằng máu của Chúa Jesus khi bị hành hình đã chảy xuống đá và thấm vào đó tạo nên những vệt máu lẫn trong đá. Những người theo Cơ Đốc Giáo lúc bấy giờ đã gọi nó là Bloodstone và đeo nó trên mình để tưởng nhớ máu thịt của 1 anh hùng tử vì đạo - Chúa Jesus. Nhưng Ấn Độ lại khác, họ ngoài việc dùng Bloodstone như một dược chất an thần.

Dù sao, với 1 viên đá có nhiều truyền thuyết như vậy, người ta đã coi nó là một vật thiêng liêng, không phải ở giá trị kinh tế mà là giá trị tinh thần. Chính vì thế mà cùng với Aquamarine, Bloodstone cũng được chọn là viên đá cho người sinh vào tháng 3. Người sinh tháng 3 sỡ hữu viên đá này sẽ được bình an và tăng sự kính trọng của những người xung quanh.

Jasper - Thạch Anh

Thạch Anh - loại đá được cho là có quyền lực siêu nhiên mạnh mẽ - còn được gọi dưới một cái tên khác: Đá phong thủy.

Đá thạch anh có vai trò như một loại đá phong thủy, hay một loại "bùa chú" cực mạnh, có thể chống lại các thế lực đen tối. Ở phương Tây, các nhà chiêm tinh học hay các phù thủy, các thầy bói thường sử dụng quả cầu pha lê (làm bằng thạch anh trắng) để xem quá khứ, nhìn tương lai.

Nhiều người khẳng định rằng, đá thạch anh thực sự có tác dụng tốt, mang lại nhiều may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Tháng 4: Diamond - Kim Cương

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Biểu tượng của sức mạnh, lòng can đảm và sự bất khuất. Qua nhiều thế kỷ, nó trở thành món quà tối thượng của tình yêu.

Tháng 5: Emerald - Ngọc lục bảo

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Nữ hoàng của các loại đá. Quý nhất là viên đá màu xanh lá cây thuần khiết hoặc xanh lá hơi ngả xanh dương.

Ngọc lục bảo giúp mài sắc trí tuệ và thị lực. Đi đường dài, chúng giúp bảo vệ chủ nhân khỏi hiểm hoạ. Người mang viên ngọc xanh còn có thể dự đoán được tương lai.

Ngoài ngọc lục bảo thì mão não cũng hợp với người sinh tháng 5.

Agate - Mã não

Người xưa quan niệm rằng đá Mã não cũng như một vật phòng thân bảo vệ con người chống lại bệnh sốt. Ngày nay, đá Mã não vẫn "được lòng" rất nhiều người nó rất có ý nghĩa đối với sức khỏe cũng như tinh thần của chúng ta. Ngoài vẻ đẹp, đá Mã não còn có tác dụng chữa và phòng bệnh tật hoặc giải độc cho cơ thể.

Tháng 6: Pearl - Ngọc trai

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Ngọc trai phương Đông được ví như viên đá của mặt trăng, là biểu tượng của tính khiêm tốn, sự trong trắng và thuần khiết. Chúng còn là hình ảnh của một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Ngoài ngọc trai thì đá Alexandrine cũng hợp với người sinh tháng 6.

Alexandrite - Đá Alexandrine

Alexandrite là một loại khoáng vật độc đáo nhất của nhóm đá quý chrysoberyl, do đổi màu từ lục trong ánh sáng ban ngày hoặc huỳnh quang cho đến màu đỏ phớt tím trong ánh sáng vàng nóng.

Hiếm và có giá trị, alexandrite đôi khi còn xuất hiện trong các cuộc đấu giá đồ trang sức. Ngày nay thỉnh thoảng mới khai thác được đá chất lượng quý.

Lần đầu tiên phát hiện alexandrite là tại Nga năm 1830. Vì các vua chúa Nga thích màu lục và đỏ nên nó được đặt theo tên của vua Nga lúc ấy là Czar Alexander.

Ở Mỹ, alexandrite là đá mừng sinh nhật trong tháng 6.

Tháng 7: Ruby - Hồng ngọc

Hồng ngọc là loại đá rất bền. Độ cứng của nó chỉ đứng sau kim cương.

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Lấp lánh thứ ánh sáng từ sao Hoả, Hồng ngọc có thể chữa lành bệnh tật và giảng hoà cho các cặp đang có "chiến tranh". Tăng khả năng lãnh đạo, đem lại sự phấn khởi, làm con người tự tin hơn.

Màu đỏ Ruby tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ nhất tình yêu, niềm đam mê và sự giận dữ. Ruby tương đồng với máu đỏ chảy trong tĩnh mạch nên được tin rằng Hồng Ngọc giữ được sức mạnh của cuộc sống. Ruby là một trong những viên đá quý có ý nghĩa lịch sử nhất.

Ruby được nhắc đến bốn lần trong Kinh thánh liên quan đến vẻ đẹp và trí tuệ. Người Hindus cổ đại tin rằng những người tiến dâng Hồng Ngọc cho thần Krishna sẽ được tái sinh thành những người cai trị.

Người dân ở Ấn Độ tin rằng những viên ruby cho phép chủ nhân của họ sống trong hòa bình với kẻ thù của họ. Ở Miến Điện (nguồn cung cấp Ruby ít nhất từ năm 600 sau Công nguyên - bây giờ được gọi là Myanmar), các chiến binh đeo Hồng ngọc sẽ thành bất khả chiến bại trong trận chiến.

Tháng 8: Đá Peridot - Ngọc cản lãm

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Dưới ánh đèn, viên đá lấp lánh sắc xanh ngọc lục bảo, vì thế mà được ví là "Ngọc lục bảo của chiều tà". Trong suốt, có nhiều màu từ xanh vàng đến xanh sáng.

Đá Peridot tượng trưng cho tài hùng biện, thuyết phục. Nó được coi là bùa hộ mệnh và là thần dược chữa viêm xoang. Nếu được cẩn trong vàng, nó còn xua tan nỗi sợ bóng đêm. Peridot mang lại thành công,hoà bình và may mắn cho người sử dụng.

Những người Ai Cập cổ đại đã khai thác peridot trên hòn đảo Đỏ của Zabargad, nguồn cung cấp nhiều peridot tốt đẹp trong các bảo tàng của thế giới. Peridot luôn gắn liền với ánh sáng nên Người Ai Cập gọi đó là “đá quý của mặt trời”, “gem of the sun”.

Một số người tin rằng trang sức vàng Peridot bảo vệ chủ sở hữu của nó khỏi “sự kinh hoàng của bóng đêm”. Những người khác xâu chuỗi những viên đá quý peridot bằng lông con lừa thành vòng tay đeo trên cánh tay trái để xua đuổi ma quỷ.

Tháng 9: Sapphire

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Sapphire được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: sappheiros nghĩa là đá màu xanh da trời. Người Ba Tư cổ đại tin rằng trái đất thực sự được đặt trên một viên sapphire khổng lồ, làm cho bầu trời xanh. Sapphire màu Xanh dương đậm là màu đặc trưng nhất.

Sapphire có đủ các màu, tuy nhiên không có màu đỏ. Loại đá này cũng rất cứng.

Sapphire được cho là làm tăng lòng chung thủy, sự chân thật và chống lại sự gian trá. Sapphire còn chữa bệnh chảy máu cam, giúp giảm sốt và còn chữa được đau lưng, đau thấp khớp.

Tháng 10: Opal - Đá mắt mèo

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Tượng trưng cho hy vọng, sự ngây thơ. Thời trung cổ, các cô gái tóc vàng cài đá Opal để giữ màu tóc.

Opal bắt nguồn từ tiếng La Mã opalus, diễn tả một vẻ đẹp đặc biệt của loại đá quý này: có màu sặc sỡ. Opal là một báu vật trong thời Trung Cổ và người Hy Lạp gọi là ophthalmios, nghĩa là đá mắt mèo, do nhiều người tin rằng đá này giúp tăng thị lực. Một số khác lại nghĩ rằng opal giúp cho người đeo nó có thể trở nên vô hình. Có người còn cho là opal giúp giữ tóc màu vàng không bị bạc.

Opal là những đá chính trên các trang sức của vương triều Pháp. Vua Napoleon đã tặng cho hoàng hậu Josephine một viên opal đẹp sáng màu đỏ tươi, có tên là “Cháy Đỏ Thành Troy”.

Vào thế kỷ 19, opal bị xem là vật xui xuất phát từ một tiểu thuyết nổi tiếng một thời của nhà văn người Scotland là ngài Walter Scott. Trong truyện, nữ nhân vật chính gắn sức sống dựa vào viên đá opal xinh đẹp mà cô ấy cài trên mái tóc và khi viên opal mất đi ánh lửa thì cô gái cũng qua đời.

Truyền thuyết Ả Rập nói rằng nó rơi từ trên trời trong chớp nhoáng. Những người Hy Lạp cổ đại tin rằng Opal cho chủ sở hữu của họ những món quà của lời tiên tri và bảo vệ chúng khỏi bệnh. Người châu Âu từ lâu đã coi đá quý này là biểu tượng của hy vọng, sự thuần khiết và sự thật.

Opal là một trong các đá mừng sinh nhật trong tháng 10 ở Mỹ.

Ngoài Opal thì đá Tourmaline cũng hợp với người sinh tháng 10.

Đá Tourmaline

Vì màu của chúng giống hầu hết các đá quý khác nên tourmaline hay bị nhầm trong thời kỳ cổ đại. Chẳng hạn như một số đá “ruby” trong trang sức Hoàng gia Nga thực sự là tourmaline rubellite.

Các khoa học gia rất quan tâm đến tourmaline do chúng có một đặc điểm tinh thể lạ: chúng thu được một điện tích phân cực khi bị nung nhiệt hay bị ép.

Tháng 11: Citrine - Hoàng yến ngọc

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Citrine - có nguồn gốc từ tiếng Pháp “citron” nghĩa là “quả chanh”. Citrine có màu sắc rất đẹp của loại trái cây có múi, từ màu cam đỏ sậm (gợi nhớ đến rượu vang Madeira), đến màu vàng nhạt, vàng, vàng cam; được chuộng nhất là màu vàng cam bắt mắt. Màu sắc lạc quan của Citrine mang đến cho tâm hồn chúng ta sự ấm áp của ánh nắng ngập tràn vào buổi trưa.

Người ta cũng tin citrine có thể nâng cao hiểu biết và trí tuệ, giúp tăng trí nhớ và tăng sự tập trung. Citrine làm kích hoạt não bộ, khơi dậy những ý tưởng sáng tạo, giúp đầu óc chúng ta giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt và lạc quan yêu đời. Citrine còn được biết đến như diệu thạch cho sự giàu sang và tiền tài.

Người xưa từng mang đá Hoàng yến ngọc để đề phòng dịch bệnh, xấu xa, cả những ý nghĩ tội lỗi. Nó còn được dùng để chữa những vết rắn cắn và các nọc độc của các loài bò sát khác.

Ngoài Citrine thì đá Topaz cũng hợp với người sinh tháng 11.

Topaz - Hoàng ngọc

Topaz còn gọi là hoàng ngọc. Mặc dù màu đẹp nhất của hoàng ngọc là hồng và cam phớt đỏ, nhưng hiện nay trên thị trường đa số hoàng ngọc có màu xanh do xử lý bằng phóng xạ phát triển vào những năm 1970 tác động lên các đá hoàng ngọc không màu.

Người Ai Cập cổ đại cho là hoàng ngọc màu vàng kim là của thần mặt trời Ra, giúp bảo vệ lòng trung thành. Đeo topaz để cầu được sáng mắt: truyền thuyết cho rằng hoàng ngọc xua tan những u mê và giúp cải thiện thị lực. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng topaz cho họ tăng thêm sức mạnh và giúp cho người đeo chúng trở nên vô hình.

Người ta cho rằng hoàng ngọc sẽ đổi màu khi hiện diện thực phẩm bị tẩm độc. Năng lực trị bệnh bí ẩn của chúng mạnh yếu theo các chu kỳ trăng tròn và khuyết: chúng có thể chữa được các bệnh mất ngủ, hen suyễn và xuất huyết.

Viên hoàng ngọc nổi tiếng nhất thế giới là trong bộ sưu tập đá lớn tên là Braganza gắn trên Vương miện Hoàng gia Bồ Đào Nha, viên đá này lúc đầu người ta nghĩ là kim cương.

Hoàng ngọc theo truyền thống ở Mỹ là đá mừng sinh nhật trong tháng 11. Riêng topaz xanh, ở Mỹ dùng làm một trong những đá mừng sinh nhật trong tháng 12.

Tháng 12: Blue Topaz - Đá Topaz xanh dương

Vì sao người phương Tây cổ quan niệm ý nghĩa tháng sinh của mỗi người gắn với một loại đá quý?

Theo tiếng Hy Lạp, Topaz có nghĩa là "toả sáng". Topaz có nhiều màu sắc nhưng chỉ có Topaz xanh dương là viên đá của người sinh tháng 12.

Topaz tượng trưng cho thông minh, sắc đẹp, lòng chung thủy và tình bạn chân chính. Topaz đem lại sức mạnh, hạ hoả người nộ khí, khôi phục sự khôn ngoan, chữa lành suyễn, giảm mất ngủ.

Topaz có dãy màu rộng gồm: xanh da trời, xanh lá cây, vàng, cam, đỏ. Topaz màu trắng và không màu (white or colorless topaz) cũng khá nhiều, có nguồn gốc từ các mỏ ở Brazil và Sri Lanka, thường được xử lý để có màu xanh. Topaz là biểu tượng của sức khoẻ và trí thông minh.

Người Hy Lạp cổ đại tin rằng Topaz cho họ sức mạnh. Ở châu Âu trong thời kỳ Phục hưng (giai đoạn từ 1300 đến 1600) mọi người nghĩ rằng Topaz có thể phá vỡ phép thuật và xua tan cơn giận. Trong nhiều thế kỷ, người Ấn Độ tin rằng đeo Topaz trên ngực để được trường thọ, có được sắc đẹp và trí tuệ.

Ngoài Blue Topaz thì Thổ Ngọc và đá Tanzanite cũng hợp với người sinh tháng 12.

Turquoise - Thổ ngọc

Thổ ngọc cũng là báu vật trong hàng nghìn năm. Các nền văn hóa cổ xưa gồm Tây Tạng, Mỹ bản xứ, Aztecs, Trung Hoa và Ai Cập đã tôn vinh thổ ngọc vì sức mạnh tinh thần và vẻ đẹp chủa chúng.

Người Ai Cập cổ giữ thổ ngọc làm tài sản: các nhà khảo cổ tìm thấy nữ trang hoàng gia có những đá quý này có tuổi đến hơn 5000 năm. Các nghệ nhân Trung Hoa làm các đồ chạm trổ từ thổ ngọc đã 3000 năm.

Thổ ngọc là đá quý cấp quốc gia của Tây Tạng, họ xem chúng mang đến sức khỏe tốt, sự may mắn và giúp tránh những điều rủi ro. Người Aztec và Incas xem thổ ngọc quý hơn vàng, đã đưa các đá này về từ những mỏ ở phía bắc, bây giờ là vùng tây nam nước Mỹ. Đeo thổ ngọc sẽ được thượng đế bảo vệ. Những chiến binh Apache gắn thổ ngọc vào cung tên để gia tăng độ chính xác.

Các nhà sưu tập đã đánh giá cao những trang sức đẹp mắt bằng thổ ngọc làm bởi người Navajo, Pueblo và Zuni.

Trong Viện Smithsonian, đá thổ ngọc nổi bật cùng với 700 carat kim cương trong vương miện Marie-Louise, là một quà tặng của hoàng đế Napoleon cho vợ ông trong lễ cưới. Vương miện này đầu tiên được gắn đá ngọc lục bảo, sau này được thay thế bằng đá thổ ngọc phù hợp bởi công ty Van Cleef & Arpels vào những năm 1950. Theo truyền thống Châu Âu, tặng quà bằng đá thổ ngọc mang ý nghĩa là “xin đừng quên tôi”.

Tanzanite - Đá Tanzanite

Tanzanite chỉ được tìm thấy trên các đồi Merelani trong vùng núi Kilimanjaro ở Tanzania.

Tanzanite là một khoáng vật màu xanh dịu thuộc nhóm zoisite, nó là một đá quý nổi tiếng trong thế kỷ 20, được tiếp thị trên thế giới bởi công ty Tiffany & Co. vào năm 1968. Công ty này đã đặt tên nó để tôn vinh đất nước chứa nó.

Hầu như tất cả tanzanite khi được khai thác ở trên các đồi ấy vào năm 1962 đều có màu nâu: chỉ sau khi nung nhiệt, màu xanh đẹp mới lộ ra và làm chúng nổi tiếng.

Chuyện xưa kể về hiệu quả của xử lý nhiệt đã tình cờ được khám phá khi sét làm cháy cỏ trên các ngọn đồi Merelani, nung nóng các tinh thể màu nâu nằm ở trên mặt đất và làm chúng đổi màu. Những người chăn gia súc trong vùng nhìn thấy vẻ đẹp lấp lánh của màu xanh và nhặt các tinh thể ấy lên, họ trở thành những người sưu tập tanzanite đầu tiên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao Nikola Tesla là một nhà khoa học bá đạo?

Vì sao Nikola Tesla là một nhà khoa học bá đạo?

Ngày nay, cái tên Nikola Tesla được nhiều người biết đến qua những bộ phim hay luôn gắn liền với những chiếc xe điện của Elon Musk.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao kẻ lạ không có cơ hội đột nhập vào Tử Cấm Thành?

Vì sao kẻ lạ không có cơ hội đột nhập vào Tử Cấm Thành?

Dưới thời phong kiến, Tử Cấm Thành không chỉ được bảo vệ bằng đội thị vệ mà còn có một "hệ thống chuông báo động" đặc biệt.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?

Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?

Đài thiên văn là những công trình trọng yếu trong nghiên cứu thiên văn học, vậy tại sao các đài thiên văn thường có mái tròn?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao truy tìm bệnh nhân số 0 trong đại dịch lại quan trọng?

Vì sao truy tìm bệnh nhân số 0 trong đại dịch lại quan trọng?

Cách nói “bệnh nhân số 0” bắt nguồn từ đại dịch HIV ở Mỹ. Vào đầu năm 1982, có nhiều báo cáo về mối liên quan tình dục giữa một số người nam đồng tính mắc AIDS ở Los Angeles, Mỹ.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao tỷ phú giàu nhất thế giới chế tạo

Vì sao tỷ phú giàu nhất thế giới chế tạo "siêu đồng hồ" 10.000 năm tuổi?

Tỷ phú Jeff Bezos quyết định chi 42 triệu USD để chế tạo chiếc đồng hồ có tuổi thọ lên tới 10.000 năm bên trong một ngọn núi ở Texas.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao một số nam giới đi đại tiện lâu hơn?

Vì sao một số nam giới đi đại tiện lâu hơn?

Vì sao một số đàn ông lại đi đại tiện lâu đến thế và liệu có nguyên nhân khoa học nào hay không?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao phóng tàu vũ trụ phải dùng tên lửa nhiều tầng?

Vì sao phóng tàu vũ trụ phải dùng tên lửa nhiều tầng?

Các con tàu lên mặt trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News