Chàng trai 9X truyền cảm hứng nghiên cứu trên diễn đàn quốc tế

Ngô Khắc Hoàng (27 tuổi) lọt vào top 10 trong số 200 đại biểu tham gia diễn đàn HLF tại Đức, bởi con đường anh đến với công nghệ viễn thông.

Vượt qua các ứng viên có thành tích nghiên cứu khoa học ấn tượng, Ngô Khắc Hoàng (quê ở Danh Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang) đang làm nghiên cứu sinh lĩnh vực truyền thông vô tuyến Đại học Paris-Saclay (Pháp) là người Việt đầu tiên có mặt trong danh sách 10 trên 200 đại biểu tham dự diễn đàn khoa học HLF lần thứ 7 vừa tổ chức hồi tháng 9 tại Đức. Diễn đàn là nơi quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ, viễn thông được tổ chức mỗi năm một lần.

Để được tham gia diễn đàn, Hoàng trải qua vòng nộp đơn gồm các nghiên cứu và bài viết truyền cảm hứng trên góc độ là nhà khoa học. Vòng tiếp theo, Hội đồng Viện nghiên cứu Heidelberg (Đức) sẽ phỏng vấn trực tiếp. Hoàng được chọn vào top 10, vì có thành tích với bài báo được đăng trên tạp chí của Viện Kỹ sư điện và Điện tử (IEEE), 11 báo cáo khoa học được trình bày tại các hội thảo khoa học chuyên ngành và một bằng sáng chế. Câu chuyện của cậu sinh viên nghèo vượt khó, từng nhận học bổng Shinnyo-en của Tổ chức từ thiện Shinnyo - Nhật Bản vì có 4 năm liền học giỏi khi học Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng thu hút quan tâm của hội đồng xét duyệt.

Chàng trai 9X truyền cảm hứng nghiên cứu trên diễn đàn quốc tế
Từ chàng trai nghèo ở làng quê, Ngô Khắc Hoàng được xướng tên trên diễn đàn khoa học quốc tế.

Sinh ra tại một vùng quê tỉnh Bắc Giang, khi điện thoại chưa phổ biến như bây giờ, Hoàng ít có cơ hội tiếp xúc với điện thoại, càng không hề có khái niệm về khoa học viễn thông. "Hồi đó, cả làng chỉ một nhà có điện thoại, việc liên lạc vô cùng khó khăn và bất tiện", Hoàng kể. Đến năm 2006, gia đình lắp điện thoại cố định, kể từ đó thế giới khoa học bắt đầu mở ra. Cậu bé lớp 9 lúc đó luôn tò mò và tự hỏi tại sao một thiết bị nhỏ như vậy có thể kết nối mọi người ở cách hàng ngàn cây số. Trên trường, Hoàng hăng say tìm hiểu môn toán và vật lý với ý nghĩ có thể tìm ra câu trả lời. 

Năm 2010, trở thành sinh viên lớp tài năng ngành điện tử và viễn thông, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hoàng không chỉ tìm được câu trả lời về câu hỏi anh băn khoăn bấy lâu nay mà còn tìm ra đam mê và con đường sau này của bản thân. Xác định theo con đường nghiên cứu khoa học lâu dài, Hoàng bắt đầu tham gia nghiên cứu những đề tài về điện tử và khoa học công nghệ từ năm hai đại học qua chương trình thực tập hè tại Đại học Quốc gia Singapore. 

Mong muốn học hỏi tích lũy kinh nghiệm, Hoàng mạnh dạn xin tham gia nhóm nghiên cứu của thầy cô trong trường. Nhờ những kiến thức nghiên cứu học được từ thầy cô, anh được tham dự Diễn đàn Honda dành cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ châu Á tại Nhật Bản. "Những trải nghiệm như vậy là cơ hội để tôi trưởng thành và sẵn sàng cho những thử thách lớn hơn", Hoàng nói. Năm 2015, sau khi tốt nghiệp thủ khoa với tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành điện tử viễn thông, Hoàng ở lại trường một năm trước khi sang Pháp bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu.

Làm nghiên cứu sinh tại Đại học Paris- Saclay (Pháp), đề tài tiến sĩ Hoàng chọn lĩnh vực truyền thông vô tuyến với mong muốn trở thành nhà khoa học máy tính. Nghiên cứu của anh tập trung vào việc phân tích giới hạn và giải thuật truyền thông cho hệ thống truyền thông không nhất quán, nhằm giải quyết vấn đề truyền tín hiệu qua kênh không dây trong điều kiện hạ tầng truyền bị hạn chế hoặc hư hại. "Các thảm họa thiên nhiên có thể gây tê liệt nguồn điện và mạng điện thoại. Việc duy trì hoạt động của mạng truyền thông trong điều kiện này giúp đảm bảo liên lạc, hỗ trợ quá trình phản ứng và khắc phục hậu quả. Điều này có ý nghĩa với đất nước chịu nhiều thiên tai như Việt Nam", Hoàng cho biết. 

Chàng trai 9X truyền cảm hứng nghiên cứu trên diễn đàn quốc tế
Hoàng (bên trái) cùng Jeffrey Dean- Trưởng viện nghiên cứu Google AI toàn cầu tại diễn đàn HLF 2019. (Ảnh: NVCC).

Là một nhà nghiên cứu trẻ, Hoàng cho biết, động lực làm nghiên cứu - sự chủ động nắm bắt cơ hội - khả năng ngoại ngữ là bộ ba tiêu chí quan trọng nhất giúp người trẻ có thể tiếp cận và theo đuổi nghiên cứu khoa học. "Động lực giúp chúng ta gắn bó và có cảm xúc với việc nghiên cứu, để thấy khoa học không khô khan. Chủ động nắm bắt cơ hội tham gia nghiên cứu trong các trường đại học và học tập tại nước ngoài. Ngoài ra, để có thể tham gia nghiên cứu, khả năng ngoại ngữ cũng là yếu tố quan trọng giúp tiếp cận các tài liệu khoa học cũng như trao đổi kết quả nghiên cứu", Hoàng nói.

Nói về dự định tương lai, Hoàng mong muốn sẽ tiếp tục làm sau tiến sĩ (postdoc) để học hỏi ở các môi trường nghiên cứu quốc tế hàng đầu, tiếp xúc rộng hơn với cộng đồng nghiên cứu và các kiến thức mới về như trí tuệ nhân tạo. Sau đó tìm kiếm cơ hội cho vị trí nghiên cứu chính thức tại một trung tâm nghiên cứu phù hợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao phải học...cái chưa biết?

Tại sao phải học...cái chưa biết?

Lịch sử càng vận động, số lượng những cái chưa biết càng nhiều, càng dồn dập, càng phức tạp. Và lịch sử chứng minh, những ai có ý thức tìm hiểu "cái chưa biết" luôn phát triển hơn những ai chỉ khư khư tin vào những điều đã biết...

Đăng ngày: 21/11/2019
Cuộc đời người đoạt giải Nobel bị nhân viên tẩy chay

Cuộc đời người đoạt giải Nobel bị nhân viên tẩy chay

William Shockley đoạt giải Nobel nhưng được mệnh danh là nhà lãnh đạo tệ nhất Thung lũng Silicon, bị ghét bỏ và kết thúc cuộc đời trong cô độc.

Đăng ngày: 13/11/2019
Bác sĩ phẫu thuật nhanh nhất thế giới

Bác sĩ phẫu thuật nhanh nhất thế giới

Bác sĩ Robert Liston mổ lấy khối u 20 kg trong 4 phút, cắt cụt chi chỉ 28 giây, nổi danh về tốc độ phẫu thuật vào thế kỷ 19.

Đăng ngày: 11/11/2019
Nỗi khổ không tên của nhà khoa học: đếm... tinh trùng, đếm sao

Nỗi khổ không tên của nhà khoa học: đếm... tinh trùng, đếm sao

Dù công nghệ có những bước tiến vượt bậc, có nhiều việc mà các nhà khoa học vẫn phải làm thủ công: quan sát bằng mắt và đếm bằng tay, như đếm sao hoặc đếm... tinh trùng.

Đăng ngày: 01/11/2019
Chàng trai không tai chinh phục con đường làm khoa học

Chàng trai không tai chinh phục con đường làm khoa học

Phạm Đức Chinh sinh ra không có vành và ống tai nên khó nghe, chậm nói, nhưng tốt nghiệp đại học loại giỏi, quyết tâm trở thành nhà hóa học.

Đăng ngày: 31/10/2019
Người đầu tiên đi bộ trong không gian qua đời

Người đầu tiên đi bộ trong không gian qua đời

Nhà du hành vũ trụ Xô Viết Alexei Leonov, người đầu tiên đi bộ trong không gian vào năm 1965, qua đời ở tuổi 85.

Đăng ngày: 14/10/2019
Người kỹ sư mang đôi tay đến cho những trẻ em khuyết tật

Người kỹ sư mang đôi tay đến cho những trẻ em khuyết tật

Từ bỏ công việc ổn định, Mat Bowtell đã dành thời gian làm ra những ngón tay và cánh tay từ công nghệ in 3D cho trẻ em khuyết tật.

Đăng ngày: 09/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News