Chất độc được WHO xếp vào nhóm gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày

Acrylamide tưởng chừng là một cái tên lạ lẫm với chúng ta nhưng thực tế chúng ẩn náu xung quanh nhiều loại thực phẩm quen thuộc mà ta ăn hàng ngày, mỗi người đều nên tìm hiểu về nó để có biện pháp phòng bệnh cho đúng.

Theo Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Acrylamide được xếp loại vào nhóm 2A - nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng nhóm với thịt đỏ.

Trong bảng xếp loại của IARC, nhóm 2A là nhóm thấp hơn nhóm 1 (cao nhất). Nhóm 1 chứa các yếu tố "chắc chắn gây ung thư" cho con người như xúc xích, thịt xông khói...

Nhóm 2A chứa các yếu tố có thể gây ung thư, tiếp đó là nhóm 2B cũng gồm các yếu tố có thể gây ung thư nhưng hiện có ít bằng chứng hơn.

Acrylamide tưởng chừng là một cái tên lạ lẫm với chúng ta nhưng thực tế chúng ẩn náu xung quanh nhiều loại thực phẩm quen thuộc mà ta ăn hàng ngày, mỗi người đều nên tìm hiểu về nó để có biện pháp phòng bệnh cho đúng.

Acrylamide là gì?

Theo cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), acrylamide là một hóa chất có thể xuất hiện trong thực phẩm, hình thành từ đường và một loại axit amin (asparagine) sau quá trình chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, rang và nướng. Acrylamide không đến từ bao bì thực phẩm hoặc môi trường. Acrylamide lần đầu tiên được phát hiện trong một số loại thực phẩm vào tháng 4/2002.

Chất độc được WHO xếp vào nhóm gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày

Ngoài thực phẩm, acrylamide cũng có thể tìm thấy trong các sản phẩm nhựa, sản phẩm gia dụng, làm đẹp, công nghiệp và dệt may.

Các loại thực phẩm nào chứa nhiều acrylamide nhất?

Chúng ta tiếp xúc với hóa chất này chủ yếu từ việc ăn thực phẩm có chứa acrylamide. Cụ thể là những loại thực phẩm sau:

  • Acrylamide đã được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm làm từ thực vật, như khoai tây, các sản phẩm ngũ cốc và cà phê. Acrylamide thường không liên quan đến các sản phẩm thịt, sữa hoặc hải sản.
  • Acrylamide thường được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật được chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, rang và nướng, không phải thực phẩm sống hoặc thực phẩm được nấu chín bằng cách hấp hoặc luộc.

Chất độc được WHO xếp vào nhóm gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày
Acrylamide đã được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm làm từ thực vật như khoai tây.

  • Bên cạnh đó, một số con đường khác gây phơi nhiễm acrylamide bao gồm hút thuốc lá và uống nước đã bị ô nhiễm ở những khu vực sản xuất nhựa và thuốc nhuộm...

Làm sao để phòng ngừa việc tiêu thụ acrylamide?

Độc tính acrylamide đã được chứng minh là ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thần kinh và hệ thống sinh sản. Dù đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mức độ acrylamide cao có liên quan đến sự phát triển ung thư ở động vật nhưng hiện vẫn chưa rõ ràng kết quả này áp dụng cho con người như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên chủ động phòng tránh vì rõ ràng acrylamide gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: FDA nhấn mạnh nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và sữa không béo, ít béo... thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng, các loại hạt. Cần hạn chế ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và đường bổ sung.

Thay đổi phương pháp nấu ăn:

FDA phân tích rằng:

Chiên và nướng gây ra sự hình thành acrylamide cao nhất.

Rang gây ra sự hình thành đáng kể nhưng ít hơn chiên.

Nướng toàn bộ khoai tây gây ra ít hơn so với chiên hoặc rang.

Chất độc được WHO xếp vào nhóm gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày
Nên ngâm khoai tây trong nước trước khi chiên để giảm sự hình thành acrylamide.

  • Ngâm những lát khoai tây sống trong nước trong 15-30 phút trước khi chiên hoặc rang giúp giảm sự hình thành acrylamide trong khi nấu. 
  • Tránh bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì có thể làm hình thành acrylamide trong khi nấu. Chính vì thế, việc lưu trữ khoai tây bên ngoài tủ lạnh, ở nơi thông thoáng, mát mẻ là tốt nhất.
  • Chỉ chế biến khoai tây đến khi chúng có màu vàng chứ không phải màu nâu hoặc cháy xém để giảm sự hình thành acrylamide.
  • Bánh mì được nướng có màu nâu nhạt thay vì màu nâu sẫm để làm giảm lượng acrylamide. Nếu bánh mì bị cháy, nên được loại bỏ trước khi ăn.
  • Acrylamide hình thành trong hạt cà phê trong quá trình rang chứ không phải khi bạn pha cà phê tại nhà. Thật không may, vẫn chưa có cách nào để giảm sự hình thành acrylamide trong hạt cà phê trong quá trình rang.

13 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

Tượng “Thiếu nữ ngủ say dưới đất” khiến nhiều người “sợ mất dép”

Sự thật có thể bạn chưa biết: Kiến về tổ bằng cách đếm bước chân

Loading...
TIN CŨ HƠN
Uống nước đá có thực sự chữa khỏi viêm họng?

Uống nước đá có thực sự chữa khỏi viêm họng?

Uống nước đá là nguyên nhân gây viêm họng hay phương thuốc chữa căn bệnh dễ gặp trong những ngày nắng nóng này?

Đăng ngày: 12/06/2020
Phương pháp mới chữa bệnh nhờ vi hấp dẫn

Phương pháp mới chữa bệnh nhờ vi hấp dẫn

Các tế bào ung thư và vi khuẩn có hành vi khác hẳn khi chúng không chịu tác động của trọng trường Trái đất.

Đăng ngày: 10/06/2020
Hạt đậu giúp giảm đau dạ dày

Hạt đậu giúp giảm đau dạ dày

5 loại đậu gồm xanh, vàng, đen, đỏ, trắng rang chín, nghiền thành bột, pha uống mỗi ngày giúp ngăn ngừa và giảm đau dạ dày hiệu quả. - VnExpress

Đăng ngày: 10/06/2020
Ba loại quả màu tím bổ dưỡng trong ngày hè

Ba loại quả màu tím bổ dưỡng trong ngày hè

Măng cụt, nho tím, chanh leo là ba loại quả màu tím bổ dưỡng, tác dụng giải khát, thích hợp trong mùa hè.

Đăng ngày: 09/06/2020
7 loại quả là “đặc sản” của mùa hè và những lưu ý cực quan trọng khi ăn

7 loại quả là “đặc sản” của mùa hè và những lưu ý cực quan trọng khi ăn

Vào những ngày hè nóng bức, bạn cần tránh ăn nhiều 7 loại quả dưới đây để không gây nóng trong và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.

Đăng ngày: 07/06/2020
Những thực phẩm không nên dùng chung với cà chua

Những thực phẩm không nên dùng chung với cà chua

Cà chua là loại quả phổ biến, giàu chất dinh dưỡng, mà lại vô cùng ngon miệng. Mặc dù nó là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số điều “cấm kỵ” khi sử dụng, đặc biệt là không nên ăn chung với một số loại thực phẩm sau đây.

Đăng ngày: 06/06/2020
Điều gì xảy ra với cơ thể khi sử dụng heroin?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi sử dụng heroin?

Bạn đã biết hết những tác hại của heroin chưa? Heroin được sản xuất vào năm 1898 ở Đức và được bán trên thị trường như một loại thuốc trị bệnh lao.

Đăng ngày: 05/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News