"Chất nhầy" bất thường bao phủ bờ biển Istanbul

Một lớp nhớt đặc, màu nâu và sủi bọt gần đây đã bao phủ bờ biển Marmara. Vấn nạn này đe dọa nghiêm trọng đời sống người dân cũng như các loài sinh vật biển nơi đây.

Nguyên nhân của lượng lớn "chất nhầy" lạ xuất hiện ở Marmara, thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), có thể do ô nhiễm môi trường và thời tiết ấm lên khiến tảo phát triển mạnh và gây ra bùn nhầy, theo Guardian.

“Điều này ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi”, ngư dân Mahsum Daga cho biết, "Khi các loài sinh vật biển mở vỏ, chất này tràn vào và ngăn chúng khép lại. Ốc biển ở đây chết hết rồi”.

Chất nhầy bất thường bao phủ bờ biển Istanbul
Tàu thuyền của người dân chìm trong "chất nhầy" lạ. (Ảnh: AFP).

Ông Muharrem Balci, giáo sư sinh vật học Đại học Istanbul, nói rằng khi tảo phát triển mất kiểm soát như mùa xuân năm nay, chúng sẽ chặn ánh nắng mặt trời và gây ra tình trạng suy giảm oxy cho cá và các sinh vật biển.

Hiện tượng "chất nhầy" xảy ra khi chất dinh dưỡng cho tảo bị dư thừa, bắt nguồn từ thực tế thời tiết ấm lên và tình trạng ô nhiễm nguồn nước gia tăng, ông Balci cho biết.

Ngoài khu vực Marmara, từ sông Danube, dòng chất thải chảy vào Biển Đen nằm kề bên cũng là một nguyên nhân khiến tình hình thêm trầm trọng.

“Lớp màng nhầy này bao phủ mặt biển như một tấm bạt. Sau một thời gian, chúng chìm xuống, bao phủ hệ sinh thái (đáy biển) và gây hại cho nhiều loài sinh vật", ông Balci nói, "khi quá trình này kết thúc, chúng sẽ xuất hiện thứ mùi như từ một quả trứng hỏng".

Ông Cevahir Efe Akcelik, một kỹ sư về môi trường, nói rằng nếu không thực hiện các biện pháp khẩn cấp, hiện tượng trên có thể bao phủ mặt biển suốt cả mùa hè.

"Không chỉ ở trên bề mặt, lớp nhầy còn sâu xuống từ 25 đến 30m", ông Akcelik nói.

Biển Marmara, kéo dài từ eo biển Bosphorus đến biển Aegean, có mật độ dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp. Trước đây, "chất nhầy" này từng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2007, ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Dù vậy, lần này là nghiêm trọng nhất.

Chất nhầy bất thường bao phủ bờ biển Istanbul
Đời sống người dân và các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. (Ảnh: Gazete Duvar).

Trong khi các công nhân tỏ ra vô vọng khi dùng lưới để vớt lớp nhầy, ông Balci kêu gọi một kế hoạch hành động chung đối với các thành phố ven biển Marmara.

Theo đó, một giải pháp lâu dài cần có sự giám sát thích hợp, bên cạnh hệ thống xử lý chất thải từ các thành phố và khu công nghiệp nằm ven biển, ông khẳng định.

Trong khi đó, ông Ali Oztunc, thành viên đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã kêu gọi chính phủ áp dụng hình phạt cứng rắn đối với các cơ sở xử lý chất thải sai quy định. Đồng thời, ông hối thúc chính quyền Tổng thống Recept Tayyip Erdogan tham gia thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.

Dù vậy, hôm 1/6, liên minh cầm quyền của Tổng thống Recept Tayyip Erdogan đã từ chối đề xuất của CHP về việc thành lập một ủy ban để điều tra hiện tượng này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã bí ẩn hàng loạt chân người trôi vào bờ biển Mỹ, Canada

Giải mã bí ẩn hàng loạt chân người trôi vào bờ biển Mỹ, Canada

Kể từ ngày 20/8/2007, một số lượng đáng báo động chân người, phần lớn vẫn nằm trong giày trôi dạt vào bờ biển Salish ở Mỹ và Canada.

Đăng ngày: 07/06/2021
Nghiên cứu gây sốc: Lõi Trái đất đang bị lệch lạc, méo dần

Nghiên cứu gây sốc: Lõi Trái đất đang bị lệch lạc, méo dần

Bên dưới biển Banda của Indonesia, lõi Trái Đất đang phát triển cực nhanh trong khi phía bên dưới Brazil lại cực chậm.

Đăng ngày: 07/06/2021
Đan Mạch xây đảo nhân tạo có thể chứa 35.000 người

Đan Mạch xây đảo nhân tạo có thể chứa 35.000 người

Quốc hội Đan Mạch hôm 4/6 thông qua kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo lớn ngang 400 sân bóng đá để bảo vệ cảng Copenhagen trước mực nước biển dâng cao.

Đăng ngày: 07/06/2021
Nghiên cứu mới làm thay đổi nhận thức của chúng ta về băng tuyết

Nghiên cứu mới làm thay đổi nhận thức của chúng ta về băng tuyết

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự thật vô cùng bất ngờ về quá trình đóng băng của nước. Đó chính là nhiệt độ.

Đăng ngày: 07/06/2021
Cầu Quỷ và loạt điểm đến kỳ quái khắp hành tinh

Cầu Quỷ và loạt điểm đến kỳ quái khắp hành tinh

Với khung cảnh siêu thực, ma mị cùng những bí ẩn hàng nghìn năm, nhiều địa điểm trên thế giới gây tò mò với giới xê dịch.

Đăng ngày: 05/06/2021
Khám phá bể bơi trong nhà sâu nhất thế giới

Khám phá bể bơi trong nhà sâu nhất thế giới

Công ty Blue Abyss đang xây dựng bể bơi lớn và sâu nhất thế giới ở Cornwall, dùng để thử nghiệm robot dưới nước và huấn luyện phi hành gia.

Đăng ngày: 04/06/2021
Hé lộ nguyên nhân khiến nền văn minh sông Ấn suy tàn

Hé lộ nguyên nhân khiến nền văn minh sông Ấn suy tàn

Các nhà sử học có ý kiến khác nhau về nguyên nhân sự phân rã và biến mất của nền văn minh sông Ấn. Giả thuyết phổ biến là nền văn minh này đã sụp đổ bởi một thảm họa thiên nhiên.

Đăng ngày: 04/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News